William Tell Overture

Italian Composer: Gioachino Rosini (Feb. 29, 1792 – Nov. 13, 1868) nổi danh viết Opera, được ví như Mozart của nước Ý.
GioachinoRossini

American Mandolinist: Evan J. Marshall
EvanMarshall
Tiếng đàn Mandolin của Evan Marshall nghe như hợp tấu của ít nhất ba nhạc sĩ qua dạo khúc:
William Tell Overture

William Tell Overture
Milwaukee Symphony Orchestra

Superstition Mountains


Núi Mê (Superstition Mountains)
(Đăng trong nguyệt san Bút Tre số tháng 10, năm 2008)
Thái-Vinh mến tặng David Nguyen

Từ dạo thăm Phố Ma ngó sang bên kia thấy ngọn Núi Mê trở về, đầu óc lão đặc sệt như bị ma ám, lúc nào cũng mơ tưởng tới ngôi mộ vàng bí mật vẫn còn chôn kín mấy trăm năm đâu đó trong rặng núi Mê. Rỉ tai với đám bằng hữu thường ngày tụ tập la cà ở các cao lâu tửu quán trên đường 19; ai nghe cũng ham, nhưng rốt cuộc, không ai dám theo lão chịu chết. Lão cũng không dại dột tham lam đi một mình, vì đã có biết bao người âm thầm đi không trở lại, nên lão đành ấm ức chờ đợi cơ hội, và luôn luôn mơ tưởng vớ vẩn tới câu chuyện truyền kỳ “Người mất tích trong Núi Mê”.
Dạo ấy vào năm 1872 Jacob Waltz và Jacob Weiser, hai đại hành gia gốc Đức chán cảnh thường nhật xắn quần xúc cát đãi vàng với các bà sồn sồn dọc hai bên bờ sông Muối (Salt River) nắng chang bang, bèn âm thầm rủ nhau phiêu lưu đi vào vùng rừng núi hoang dã Tonto ở phía đông Phượng Hoàng Thành. Bẵng đi một thời gian, mọi người đã quên lãng, thì cả hai lại trở về, người ngựa nhuễ nhoại ì ạch kéo theo vô số túi vải chứa đầy vàng cục. Từ đó hai đại hành gia sống cuộc đời đế vương, ăn chơi trác táng, coi tiền như rác! Lúc nào hết, đợi ban đêm thanh vắng cả hai lên ngựa âm thầm vào Núi Mê tha của về xài. Một hôm Jacob Weiser bị mất tích một cách bí mật. Người ta đồn rằng Jacob Waltz đã dùng đá đập nát đầu bạn để hưởng thụ kho vàng một mình. Chừng như hối hận, về cuối đời Jacob Waltz tích đức làm nhiều việc thiện và mất năm 1889, thọ 80 tuổi. Ông để lại lời trối trăn về sự bí mật của mỏ vàng trong Núi Mê cho người bạn gái. Ròng rả suốt 40 năm, người bạn gái ấy cùng với người con nuôi của nàng, hợp lực với người cha và chú của người con nuôi ra sức moi móc, cuốc bửa, và đục đẽo khắp rặng Núi Mê; và mấy trăm năm sau nữa còn biết bao người tiếp tục âm thầm khám phá mỏ vàng ấy. Đã có biết bao mạng người đã gục ngã vì điều kiện khí hậu sa mạc quá khốc liệt; nhưng kết quả chẳng có gì cho đến một ngày kia…
Khi ánh trăng thượng tuần tháng Năm dần dần mờ nhạt chỉ còn mỏng dính treo lơ lửng lạnh lẽo trên bầu trời Phượng Hoàng Thành. Một con lạc đà to lớn xuất phát từ Mê Sa đang lao vùn vụt trên đường 60 vùng rẽ gấp rút vào hướng Apache Junction làm tung cát bụi mù mịt. Trên lưng lạc đà, một già một trẻ ra dáng hai hiệp khách phiêu bạc từng trải giang hồ gọn gàng trong mũ áo dạ hành kín mít. Tay lão già luôn nhịp cây gậy đả bổng lộ vẻ khẩn trương, lão nói khẽ trong tiếng gió nhưng rền vô núi dội lại nghe rất rõ ràng, chứng tỏ nội lực của lão rất dồi dào:
– Tuy còn sớm, nhưng ta e có kẻ đã ra tay trước bọn ta!
Giọng chàng hiệp khách trẻ tuổi pha lẫn nhiều thứ tiếng nghe chừng như người sinh trưởng nơi miền Quan Ngoại:
– Bá phụ có chắc lần nầy thành công không? Vì phụ thân của điệt nhi đã từng nuôi mộng làm bá chủ kho vàng như bá phụ và đã từng âm thầm vào Núi Mê với các vị sư bá nghiên cứu mấy lần, nhưng nào thấy manh mối gì đâu
– Hiền điệt nói đúng; nhưng lần nầy khác! Vì từ cái hôm ta theo Lão Tứ vào thăm Tam Đại Hồ, lúc về ghé lại Phố Ma tình cờ ta phát giác ra một sự việc quái lạ…
– Ồ! Vì vậy lần nầy bá phụ mới cao hứng cho điệt nhi đi theo để coi một trường náo nhiệt cho lịch lãm kiến thức giang hồ?
– Hiền điệt chỉ đoán trúng một phần. Phần khác, điều bí mật nầy ta không dám nói cho phụ thân hiền điệt hay, vì phụ thân hiền điệt mà biết thì cả võ lâm trung nguyên sẽ đổ xô vào biến sa mạc A Ri thành bãi chiến trường! Lúc đứng trước cửa ngục chứa một xác người chết ngồi cong queo trên ghế còn nguyên vẹn từ mấy trăm năm, ta quan sát thấy khóe miệng người ấy tựa hồ mấp máy như muốn trối trăng một điều gì, bàn tay hữu xếp lại thành quả đấm để tựa trên đùi, duy chỉ có ngón tay giữa lại chìa ra chỉa thẳng lên như chỉ trỏ. Ta bèn đưa mắt ngó theo hướng ngón tay đó, thì phát giác ra trên ngách cửa ngục có lòi một vật tròn nho nhỏ. Đó là một mảnh da dê đã gần mục nát vẽ đường ngoằn ngoèo đi vào thác nước. Trên đầu thác cheo leo có bụi xương rồng mọc theo hình bàn tay năm ngón. Ở ngón giữa có đánh dấu chéo. Ta đoán chắc mỏ vàng chôn kín dưới gốc cây xương rồng ấy. Chuyến nầy mà thành công, hiền điệt và ta sung sướng trọn đời chẳng khác gì hai lão Jacob người Đức năm xưa!
– Nhưng bá phụ đừng bí mật thủ tiêu điệt nhi như lão Jacob Waltz ác độc nhé?
– Hiền điệt yên chí. Thành công lần nầy, ta chia nhau kho tàng mỗi người một nửa; rồi lập tức ta cùng phu nhân rửa tay gác kiếm từ giả chốn giang hồ mưa tanh gió máu vĩnh viễn.
Chiều hôm ấy, dân chúng hiền lành cư ngụ thưa thớt quanh vùng Apache Junction điếng hồn ngơ ngác khi chợt nghe tiếng cười sảng khoái đinh tai nhức óc của một già một trẻ vang dội khắp thung lũng chết; rồi từ đỉnh núi ở cao điểm The Flatiron trên 4861 bộ, hai bóng người phi thân vùn vụt lao mình xuống chân núi nhanh như chớp vọt lên lưng lạc đà sải vó gấp rút cuốn tung cát bụi mờ mịt mất tích…

The Poetry of Ho Xuan Huong

KHÍA CẠNH TÂM LÝ CỦA THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
Bác sĩ Nguyễn Đức Phùng

Sau ngày 30/04/1975, chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi lớn lao, một sự thay đổi đột ngột, đảo lộn triệt để từ dưới lên trên từ trong ra ngoài, không phải cho một người, một nhóm người mà là cho cả nước, cả một dân tộc. Sự thay đổi quá sức nhanh chóng làm mọi người hoảng hốt, bận rộn đối phó với hoàn cảnh để sống còn. Trong một bối cảnh hỗn loạn náo nhiệt quay cuồng không kịp thở ấy, mấy ai có thì giờ nhàn rỗi để ngồi nhâm nhi ly cà phê, hồi tưởng cuộc đời để thấy thấm thía những kinh nghiệm của dân gian đã được ghi lại trong ca dao tục ngữ như câu: “Trời làm một trận lăng nhăn, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông”
Khi đã hoàn hồn sau cơn bão tố, cát bụi đã lắng xuống, mặt trời đã ló dạng, nhìn cảnh hoang tàn trong tĩnh lặng, chúng ta thường cảm khái và bắt đầu lên tiếng, viết lách, như cây lá lại đâm chồi, cùng với hoa thơm và cỏ dại ở cả hai bên bờ đại dương.Trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Việt hải ngoại, trên các sách báo ta đã thấy tràn ngập những tiếng thở than buồn thảm của người dân mất nước, những uất hận hào hùng của những chiến sĩ chưa được đánh xả láng một lần mà đã phải buông súng đầu hàng, những hận thù nghi ngút, những ước mơ cường điệu vớt vát như ngọn đèn hết dầu bùng lên trước khi tắt ngấm.
Có người dùng thơ để chửi bới đối phương cho đỡ tức. Có người chửi xéo, chửi xiên. Có người chửi thẳng, kêu đích danh kẻ thù ra mà chửi, và chửi thật tục tĩu, như nhóm thơ chua, thơ đắng và thơ gai. Dù tục tĩu, dơ dáy thế nào đi nữa, thơ ấy vẫn có người thưởng thức, vì bá nhân bá tánh, vì một trăm người tục một chục người thanh, vì hận thù và những bản năng tục tĩu lúc nào cũng có sẵn trong người chúng ta và nhất là ít hay nhiều, mỗi người trong chúng ta đã là nạn nhân của thời cuộc.
Bên kia bờ đại dương, vì không có tự do báo chí, nên khó mà thấy được nỗi lòng của người dân qua văn nghệ phẩm. Nhưng sức sống, sự phản kháng và thích ứng với hoàn cảnh bất lợi của một dân tộc, luôn luôn lúc nào cũng có đó và rất linh động dưới nhiều hình thức. Một trong những hình thức đó là văn chương truyền khẩu, qua ca dao, tục ngữ, vè, những câu thơ, bài hát ngắn, và những chuyện cười tiếu lâm. Thí dụ như bốn câu thơ ngắn sau đây:
“Ra đường chẳng biết yêu ai
Yêu anh bộ đội có hai quả mìn
Chính giữa là cái đèn pin
Chung quanh là những dây mìn đen thui’

Nghe xong bài thơ, phản ứng đầu tiên là cười, cười thật to và thật thoải mái, như có cơ hội xổ ra được những ấm ức trong lòng. Cười xong thấy nhẹ nhỏm cả người, thấy mọi việc đều dễ dãi, không có gì phải khó khăn cho người và cho mình, nghĩa là cái gì cũng có thể tha thứ được!
Nhưng sau đó ta lại thấy có một cái gì u uất trong lời thơ. Đấy là lời của một cô gái ở lứa tuổi đôi mươi, tuổi của yêu đương và mơ ước. Nhưng có gì đâu để mà mơ ước trong xã hội thời ấy. Chung quanh chỉ có một đối tượng duy nhất là bộ đội, trong một xã hội nghèo nàn, mất tự do và thiếu sinh khí. Tất cả đều vận hành theo mệnh lệnh và khuôn mẫu của đảng và nhà nước, theo kiểu nhà binh, và nhất là những áp lực tinh thần, u ám, nặng nề khó thở của một bộ máy tuyên truyền nhồi sọ và quản lý kiềm kẹp, tạo ra một sự nghi kỵ và giả dối đáng sợ vô cùng vào khoảng giữa 1975 và đầu thời kỳ đổi mới, trước khi đảng cộng sản Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu tan rã.
Đành rằng hình ảnh của anh bộ đội là một hình ảnh đẹp, vì chính anh, những người trẻ tuổi đã đem xương máu của mình để giành lại tổ quốc và bảo vệ quê hương. Nhưng sự hy sinh của anh đã không được nghĩ đúng như vậy, cho nên người con gái đã không thấy ở anh cái hình ảnh đẹp đẽ cao quý đó. Mà nàng đã thấy ở anh là sự tượng trưng cho chế độ (symbolism), đã đồng hóa anh với chế độ (Identification). Có lẽ vì ghét chế độ, nên nàng đã đổ cả lên đầu anh, như kiểu giận cá chém thớt (displacement), bằng cách đồng hóa anh với bộ phận sinh dục, tức là đã hạ giá trị của anh (devaluation), gián tiếp là làm xấu chế độ. Nhưng làm như thế nàng đã thấy bất nhẫn đối với anh bộ đội, hoặc là sợ bị chụp mũ là phản động, nên nàng chuyển sang hình ảnh cái đèn pin (another diaplacement), cuối cùng là đưa đến một cái cười thoải mái, hài hước (humor), sau khi đã đá giò lái chế độ, thật là thâm!
Người con gái nói riêng và đám quần chúng nói chung, đã đối phó với hoàn cảnh bất lợi của một chế độ mà họ không muốn, bằng một loạt những cơ chế tâm lý như trên.
HÀI HƯỚC (humor):
Hài hước khéo léo để đối phó với hoàn cảnh bất lợi cho mình là một cơ chế tự vệ trưởng thành nhất. Hài hước ở đây khác với cái cười xã giao trên đầu môi chót lưỡi, khác với cái cười phản xạ trước khi nói, cũng khác với cái cười nhếch mép, cái cười băn khoăn khắc khoải của các nhân vật trong truyện của Nhất Linh, mà là cái cười hóa giải, làm các lực đối kháng nhau bỗng nhiên không còn là đối thủ của nhau nữa. Chủ thế không còn là bãi chiến trường cho các thế lực đối nghịch tác hại nữa. Nhờ phát ra được tiếng cười hài hước mà cô gái kia cũng đã bớt buồn cho số phận, anh bộ đội nghe xong cũng cười xòa dễ dãi và thông cảm, biết đâu chế độ cũng đã thay đổi dễ thở hơn vì cái cười hài hước đó!

HỒ XUÂN HƯƠNG
Trong thi ca Việt nam, Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ rất đặc biệt. Mặc dù thơ văn và tên tuổi của bà đã không được đem ra giảng dạy chính thức, trịnh trọng ở bậc trung học như truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm, bà huyện Thanh Quan .v.v nhưng quả thật thơ văn và tên tuổi của bà đã là một huyền thoại của văn học Việt nam.
Người ta đã viết khá nhiều về thơ văn của bà , hầu hết đều có những nhận xét sau đây:
– Ám ảnh tình dục, tục tĩu và lả lơi.
– Thơ của bà hay, đơn giản, không dùng chữ văn hoa cầu kỳ, khách sáo và điển cố.
– Có tính cách mạng và can đảm, có một không hai trong thi ca Việt nam. Một loại thơ như vậy đã xuất hiện cách đây 200 năm, tác giả lại là một phụ nữ mà dám nói đến những điều cấm kỵ trong một xã hội cực kỳ nghiêm chỉnh với lễ giáo Khổng Mạnh, với thành kiến, luân lý, phong tục tập quán, đố kỵ với tình dục, sợ cái đó như sợ tà!
Người khen cũng nhiều mà người chê cũng không ít. Một cách tổng quát là có thán phục, trầm trồ khen ngợi văn tài của bà, nhưng không quên kèm theo những lời dè dặt và ái ngại vì có quá nhiều khiêu gợi dục tính. Có người đã dùng phân tâm học của Freud để phân tích, cho rằng sự bất mãn về tình duyên và sự khao khát dục tình đã làm nàng bị bịnh thần kinh! “Sự bất mãn ấy có thể kết cấu ra chứng bịnh để thay thế cho cái vui thú không liễu kết. Xuân Hương không thỏa thích dục vọng ắt mang lấy bịnh thần kinh…Xuân Hương cùng đường lắm nhưng không mất cả lý trí là nhờ nàng lấy thơ làm tâm phúc, đem bao tâm sự không thỏa mãn gởi cả cho thơ, trong lúc ngao du thưởng ngoạn các danh sơn cổ tích..” (Hồ xuân Hương, tác phẩn, thân thế và sự nghiệp, của Gs Nguyễn văn Hạnh, do nhà Đại Nam xuất bản)
Với một tấm lòng ái mộ người thơ, để thành kiến qua một bên, phá chấp, tôi thử nghiên cứu lại thơ của bà, lấy lòng của hậu thế để tìm hiểu người xưa đây.

But Tre poetry

Thơ Bút Tre dân gian

Thấy tôi cứ tủm tỉm cười một mình, nàng nghi ngờ, hỏi:
– Đang viết tiếu lâm tục, phải không?
– Thơ Bút Tre dân gian mà!
– Thơ Bút Tre dân gian là thơ gì vậy?
– Ồ, thơ Bút Tre dân gian bình dị giống như ca dao, lại còn tự do bỏ dấu, ngắt chữ đọc nghe rất nhiều nghĩa ngộ nghĩnh.
– Anh thử đọc cho em nghe vài câu coi?
– Đây nè:
“Rủ nhau hai đứa thụt bi
Da banh hai lỗ, biết đi lỗ nào?”

– Đồ quỷ sứ!

Thái-Vinh mời bạn đọc và sưu tầm thêm:

Trăm năm trong cõi người ta
Ai ai cũng phải thở ra hít vào
Trăm năm trong cõi người nào
Ai ai cũng phải hít vào thở ra
Xa xa như nước Cu Ba
Người ta còn phải thở ra hít vào
Gần gần như cái nước Lào
Người ta cũng phải hít vào thở ra
Nói chung trong cõi người ta
Ai ai cũng phải thở ra hít vào.

Thứ hai em phải đi làm
Thứ ba em cũng vì làm phải đi
Thứ tư làm việc nên đi
Thứ năm càng phải vội đi để làm
Thứ sáu em cũng phải tham
Thứ bảy bận quá vì làm phải đi
Chủ nhật thủng thẳng nghĩ suy
Ở nhà buồn quá có khi đi làm.

Trung thu là Tết thiếu nhi
Chỉ thấy người lớn họ đi lại nhiều
Đi nhiều thì lại làm nhiều
Làm nhiều thì lại có nhiều thiếu nhi
Thiếu nhi mặc mẹ thiếu nhi
Bác sỹ đầy đấy tội chi không làm.

Chị em nô nức đặt vòng
hoa mộ liệt sỹ tỏ lòng biết ơn

Anh đi công tác Cam Pu
Chia chiến lợi phẩm ở tù ba năm

Anh đi công tác bản Muờng
Tè xong một cái lên đường về quê

Nhớ nhung về thị xã Phan
Thiết tha mơ tưởng cô hàng nước măm

Chồng người du kích sông Lô
Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần

Email anh viết thật bay
bướm em mong đợi từng ngày từng đêm.

Con đò dịch đít sang ngang
Bên kia có một cái làng thò ra

Chợ Đồng Xuân có tiếng đồn
Có chị bán trứng vịt lộn rất to

Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to

Mời anh vào quán kara-
OK em đã mở ra sẵn sàng

Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Có đôi trai gái ngồi hơ quần đùi

Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi về mới biết nó to thế này

Chị em du kích tài thay
Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa (nhà) mình

Hoan hô đồng chí Hagi
Cách ba mươi mét mà ghi được bàn

Liên hoan có bánh có chuồi
Ta đi ta nhớ cái buổi hôm nay

Khoa học thời đại lên cao
Anh Ga ga rỉn bay vào vũ tru

Mấy em mặc váy đánh cầu
lông bay phấp phới trên đầu các anh

Anh đi công tác Pờ Lây
Ku dài dằng dặc biết ngày nào ra
Còn em em vẫn ở nhà
Cửa (nhà) mình em mở người ra kẻ vào

Tiễn anh lên bến ô tô
Đêm về em khóc … tồ tồ cả đêm”

Hoan hô cục trưởng Hà Đăng
Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa
Hoan hô anh La Văn Cầu
Cánh tay bị đứt nhưng đầu vẫn nguyên

Không đi không biết Tam Đao (Tam Đảo)
Đi thì không biết chỗ nào mà ngu (ngủ)
Một giường nó nhét hai cu (cụ)
Thôi thì cố nhịn đến chu nhật về…

Phụ nữ thường rất hay lươi (lười)
Riêng em anh thấy là người cần… cù.

Bắc Ninh có cậu Nguyễn-Trùng-
-Dương, vật khỏe quá cả vùng thất kinh

Ngọt ngào bóc múi em ra
Mời nhau cặp bưởi, chút quà Hùng Đoan

Ta đi bầu cử tự do
Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm

Nhớ quê ra đứng đỉnh đèo
Bỗng đâu thấy một chú mèo gâu gâu

Father and Son

TaySonTamKiet

Suy gẫm về “Thương con cho roi cho vọt”
(Đăng trong nguyệt san Bút Tre số tháng Bảy, 2014)
Thiện-Trường

Phụ từ tử hiếu (cha lành thì con hiếu).
Phụ bất từ, tử bất hiếu (cha chẳng lành thì con chẳng hiếu).
Người xưa viết như vậy, cho nên tôi nhứt định sẽ không bao giờ thực hành câu nói “Thương con cho roi cho vọt”. Tôi chỉ rầy la thằng con dăm câu khi cần thiết; nhưng thổ âm, thổ ngữ, và giọng nói của người Bình Định dường như lúc nào cũng kèm theo một tí nội công thâm hậu. Tội nghiệp Nguyễn Thanh-Huy, thằng con trai giữa của tôi; nó sinh đẻ bên Mỹ, nên không biết nhiều về phong tục tập quán người Việt Nam mình. Nó thầm trách cha của nó thường hay lớn lời, nhưng chưa bao giờ nó nói cho cha nó biết những suy nghĩ riêng tư; mà cha nó thì cũng vô tình, không mấy để ý đến cảm nhận của thằng con vì nghĩ nó mới 11 tuổi đầu; nó yên lặng và ít nói, chắc là mê chơi games, hay là giống tính má nó, thôi kệ cha! “Trời sinh voi, sinh cỏ”; chắc chắn rồi nó cũng sẽ lớn như thằng anh Nguyễn Diệp của nó, học hành giỏi, và võ nghệ đầy mình. Có ngờ đâu, đêm hôm qua, rất tình cờ thấy bài làm ở nhà của nó vứt bừa bãi trên giường, tôi tò mò đọc thử bài tập làm văn của thằng con trai giữa. Đọc xong, bỗng dưng thấy thương ông già của mình ngày xưa vô cùng! Những kỷ niệm ngày ấy của hai cha con là những trận đòn chí tử, nên tôi cũng thường lén trách móc cái ông già của mình nhiều khi ác! Bây giờ đến đời mình, cũng làm cha và có con. Dù mình đã cố gắng và sửa đổi, không bao giờ đánh đập con cái, cho dù là một cái búng tai rất nhẹ. Chỉ la lối ít câu khi cần thiết, mà vẫn bị thằng con của mình nó tả oán! Thằng nhỏ không bao giờ chịu đọc sách, chỉ chơi games, vậy mà nó cũng có đủ từ ngữ để viết về mình; đọc không tệ!

I am

NguyenThanhHuy

Tôi là
(Đăng trong nguyệt san Bút Tre số tháng Bảy, 2014)
Tác giả: Nguyễn Thanh-Huy, 11 tuổi

Có những thứ diễn tả được tính tình tôi. Đó là nhạc và cây. Bạn có lẽ ngạc nhiên làm thế nào chúng giống tôi?
Một vật tôi đã chọn là nhạc. Nó giống tôi vì tôi chơi dương cầm. Tôi yêu âm nhạc, đặc biệt nhạc Jazz. Lý do tôi yêu nhạc bởi vì nhạc làm tôi cảm thấy vui sướng. Nhạc cũng cho tôi cảm giác êm đềm. Một lý do khác là vì bạn có thể chơi đàn một cách lặng lẽ. Tôi không thích ai la hét tôi. Tôi không nói to giọng, hay ít nhất khi tôi không tức giận. Lý do tại sao tôi không thích người nói to tiếng bởi vì ba tôi thường la hét. Mỗi lần nghe ai nói to tiếng, cái cảm giác ấy lập lại làm tôi rất khó chịu!
Cây cũng rất giống tôi. Cây im lặng. Tôi e thẹn. Tôi không quen nói chuyện trước đám đông. Tôi cũng không cố gắng kết bạn mới. Nếu không cần thiết, tôi ít khi ra khỏi nhà. Tôi rất yên lặng; cây cũng trầm lặng như vậy. Tôi sẽ không mở miệng, trừ khi tôi phải nói, hoặc tôi muốn nói. Trái lại, tôi sẽ ngó lơ và phớt lờ người đang nói với tôi. Thường thường tôi không phản ứng gì, nhưng không có nghĩa là tôi không nghe.

Bạo ngu làm vua chúa

BẠO NGU LÀM VUA CHÚA
P. Kim Long

Tôi vẫn thường thắc mắc là không hiểu liệu lịch sử có lặp lại không, hoặc giả chúng ta có thể nào “ôn cổ nhi tri kim” được hay không. Trong mấy ngày Tết vừa qua, nhân lấy cớ đau ốm, tôi đã “bế quan tạ khách” để ở nhà đọc lại cuốn sách “Trung Quốc Trung Cổ Tư Tưởng Trường Biên” của Hồ Thích và cuốn truyện “A Tale of two Cities” của Charles Dickens (1812-1870) vì tôi chợt nhớ rằng đã có một thời kỳ mà cả hai quốc gia xa cách hàng ngàn cây số cũng trải qua những bước thăng trầm lịch sử giống nhau trong những biến loạn thời cuộc.
Thực sự là trong vài ba ngày tôi không đủ tài để đọc xong được cuốn sách chữ Hán dài vài trăm trang vì với trình độ Hán ngữ ở mức trung bình, do vậy, tôi chỉ có thể chọn đọc một số trang cần thiết liên quan tới quãng thời gian tranh bá đồ vương của Lưu Bang. Một số Sử gia Tàu, thuộc chính phái, vẫn tỏ vẻ không ưa vị vua võ biền thất học, nhưng vì Lưu Bang đã thành công gom thiên hạ về một mối, nên họ đành phải bênh vực bằng cách gán tất cả hành vi gian manh và tàn bạo (giết công thần vì nghi kỵ hoặc vì đố kỵ tài năng, tàn sát lương dân để mưu giành lợi lộc cho thân thuộc, tranh quyền đoạt vị) vào Lã Hậu (vợ của Hán Cao Tổ tức Lưu Bang). Trái lại, một số Sử gia không chính thống đã thẳng tay phê phán; điển hình là Hồ Thích. Sau khi đã lên ngôi hoàng đế thống nhất giang sơn, Lưu Bang đã chỉ tin cậy những bề tôi bên họ nhà vợ, điển hình như Phàn Khoái (vốn lấy em gái ruột của Lã Hậu), nên đã giết hại một số công thần: tướng Anh Bố và Bành Việt vốn xưa kia là trọng thần của Sở Bá Vương (Hạng Vũ) giữ cửa ải hiểm yếu một lòng phò tá nước Sở. Dù Hàn Tín là một danh tướng đã đánh thắng và đoạt nhiều thành trì nhưng không sao chiếm được hai cửa ải trên. Cuối cùng Lưu Bang phải theo kế sách của Quân sư Trương Lương bằng cách dùng “ba tấc lưỡi” dụ hàng hai danh tướng mà không phải đổ xương máu. Sau đó, Lưu Bang vẫn theo kế sách của Trương Lương để gia phong hai viên tướng đó trấn giữ hai cửa ải nói trên. Sự kiện này khiến tất cả tướng sĩ của Hạng Vũ đều quy hàng Lưu Bang và Quân sư Phạm Tăng phải tức chết hộc máu! Sau khi Hạng Vũ tự tử vì thua trận cuối cùng và sau khi lên ngôi cửu ngũ thì Lưu Bang mới hối tiếc đã cho hai danh tướng trọn quyền trấn giữ cửa ải hiểm yếu và Hàn Tín làm vua hình như ở Hán Trung vốn xa đế đô. Còn Trương Lương thì cố xin Hán Cao Tổ dành phần đất hương hỏa cho hậu duệ của vua nước Yên (vì xưa kia Trương Lương là gia thần của vua nước Yên trong thời Đông Chu Liệt Quốc), song Hán Cao Tổ không chịu. Trương Lương là người sáng trí và biết Lưu Bang là người mà mình có thể đồng cam cộng khổ song không thể đồng hưởng thụ, do vậy, Trương Lương không đòi hỏi mà tìm cách tránh xa vị vua vong ân này bằng cách từ quan với lý do chuyên tâm theo đạo tu tiên. Chỉ có Hàn Tín và hai danh tướng trên lại không hiểu sự tình nên mới mang họa: nhà vua sai thích khách mưu sát, song hai người biết tin nên đồng lòng nổi loạn. Nhưng cả hai tướng đều bị thua trận và một người bị chém đầu còn người kia (tôi quên mất tên nên không biết đó là Anh Bố hay Bành Việt) ẩn náu trong nhà Hàn Tín. Tuy Hàn Tín rất thân thiết với kẻ tị đào, song Lưu Bang biết chuyện và bắt Hàn Tín phải giao nộp. Cuối cùng Hàn Tín phải “bán đứng” người chiến hữu đó để Hán Cao Tổ giải giao về kinh đô xử tội lăng trì. Ít lâu sau Hán Cao Tổ du hành tới vương phủ của Hàn Tín rồi bất thình lình xua võ sĩ ra bắt trói Hàn Tín giải về triều để nghị tội: Hàn Tín bị xử tử vì tội mưu phản. Trước khi chết, Hàn Tín đã than rằng đã không chịu nghe lời khuyên của Khoái Triệt. Khoái Triệt vốn là một mưu sĩ giỏi về tướng thuật, một vài năm trước, đã từng xem tướng cho Lưu Bang nên biết rằng vua Hán vốn là người gian ác nên mới nói cho Hàn Tín hay, đồng thời cũng khuyên Hàn Tín nên liệu trước bằng cách lập một vương quốc riêng có hai hổ tướng là Anh Bố và Bành Việt sẵn sàng phù tá. Song Hàn Tín không chịu nghe lời khuyên.
Tôi chỉ nói trong bài phiếm luận này về thời đại của Lưu Bang. Sử gia kiêm Học giả Hồ Thích chỉ nói tóm lược độ mươi dòng về Lưu Bang và đồng bọn, do vậy, tôi đành nói dông dài thêm để câu chuyện càng thêm phần lý thú.
Tần Thủy Hoàng, sau khi đánh thắng 6 nước lớn (lục quốc) để thâu gồm thiên hạ về một mối và đã cai trị bạo ngược hà khắc bằng chính sách “pháp trị của Thương Ưởng” khiến dân chúng bất mãn vì đói khát, khổ cực vì phải đi làm phu phen kiến tạo Vạn Lý Trường Thành, hoặc xây dựng cung A Phòng rộng nguy nga để chứa 3.000 cung nữ, mất quyền được ăn nói (nếu quân lính bắt gặp hai người “ngẫu nhĩ” tức là kề tai nói nhỏ với nhau thì có quyền giết không tha). Do vậy, triều đại nhà Tần chỉ tồn tại được vài chục năm rồi mất về tay nhà Hán và người sáng lập ra đế chế Hán triều là Lưu Bang. Học giả Hồ Thích đã gọi hắn bằng mấy chữ sau đây “một gã vô lại lười biếng.” Theo sử học thì Lưu Bang sinh ra trong một gia đình bần hàn dốt nát, thuở nhỏ không học hành, lớn lên lêu lổng, rồi làm chức “đình trưởng” tức là một chức vụ của người đi mộ phu hay trông coi một nhóm thanh niên xung phong đi làm tạp dịch. Sau vài lần bê trễ công tác và nhậu nhẹt quá đà nên bị cấp trên trừng phạt nặng và có thể bị xử tội chém đầu, Lưu Bang đã vội sách động phu phen nổi lên giết nhà cầm quyền địa phương. Tuy thất học nhưng lại khôn vặt, hắn đã phịa ra chuyện “trảm mãng xà” và gán vào miệng một bà lão ngồi khóc tỉ tê oán trách Xích Đế đã chém chết Bạch Xà vốn là con của bà. Con rắn trắng này đã giết hại rất nhiều người. Nay đột nhiên Lưu Bang giết được rắn tức là cứu sống muôn dân thì kể như Lưu Bang có chân mệnh đế vương. Thế là dân chúng tin chuyện này và ùa theo về với Lưu Bang để nổi lên chống lại nhà Tần bạo ngược. Nhưng anh xếp đã ít học thì bọn tay chân cũng cùng một giuộc với nhau. Học giả Hồ Thích nói rằng “Tiêu Hà là viên lại” mà ta hiểu là một chức vụ thư ký hay kế toán bây giờ; “Phàn Khoái là đồ tể giết heo và chó” tức là nghề mổ và bán thịt heo và chó theo chu trình khép kín ngày nay (đích thân giết chó và heo rồi sau đó ngả ra thịt để bán ngay tại nhà); “Hạ Hầu Anh là một mã phu” có nghĩa là làm nghề chạy xe ôm, tài xế (xe taxi hay xe đò) hiện nay; “Quán Anh làm nghề bán sọt” có nghĩa là làm nghề buôn thúng bán bưng hiện nay; “Chu Bột làm nghề thổi kèn đám ma” tức là nghề nhạc công trong tiệm giải khát hay vũ trường ngày nay; “Bành Việt là một người đánh cá” tức là một nghề chài lưới hay buôn bán trên sông nước hiện nay; “Anh Bố là kẻ tội đồ bị khắc chữ trên mặt” tức là một tay anh chị hết vào tù ra khám như cơm bữa hiện nay; “Hàn Tín là một tên lưu manh nghèo mà vô hạnh” tức là một tay chơi khố rách áo ôm thời nay… Chỉ có Trương Lương, Trần Bình và Lục Giả là dân trí thức. Tóm lại, với một đám bề tôi thất học và vũ phu như thế thì sau bao năm khởi nghĩa bạo loạn và lẩn trốn trong rừng sâu núi thẳm hẳn phải có lúc sống chui trốn lủi, ăn uống tạm bợ và thiếu thốn nên cuộc sống tinh thần chắc chỉ ở mức cầm thú. Nhưng sau khi giành thắng lợi và thống nhất giang sơn, Lưu Bang lại cai trị thiên hạ bằng vũ lực và xử thế bằng ngu muội. Sử sách chỉ nói tóm tắt rằng khi đó triều đình thật bát nháo: vua tôi đứng ngồi lộn xộn, ăn tục nói phét, cử chỉ thô lỗ, lời nói hạ lưu…Bọn chúng ăn uống xì xụp, miệng nhồm nhoàm thức ăn, dùng tay bốc hoặc cầm đồ ăn. Trong truyện “Hán Sở tranh hùng” đã kể rằng Phàn Khoái, theo kế của Quân sư Trương Lương, đem một đùi heo sống và gặm nhồm nhoàm trong bữa tiệc Hồng Môn để làm Sở Bá vương Hạng Vũ và Quân sư Phạm Tăng phải khiếp sợ không dám hành thích Lưu Bang. Sử sách nói rằng Hạng Vũ rất khâm phục Phàn Khoái (vì ăn thịt sống) nên đã quên không giết Lưu Bang ngay lúc đó! Tôi lại xin nói tới chuyện ăn uống của Lưu Bang và bè lũ. Chúng thường ngồi xổm ngay trên ghế như kiểu “ngồi nước lụt” mỗi khi tụ họp hay ăn nhậu. Chúng húp xùm xụp, chắt lưỡi kêu ngon, vừa ăn vừa nói huyên thiên, hắt hơi, khạc nhổ hoặc sặc làm đồ ăn bắn lung tung, ợ hơi liên tục, đôi khi còn trung tiện như pháo nổ thối hoăng bàn tiệc. Có tên lại “cho chó ăn chè” ngay trên bàn tiệc vì cả bọn đều say xỉn nên đâu có ngửi thấy mùi gì. Khi vào chầu thì mạnh ai nấy vào, nhiều khi đi đụng vào nhau rồi cả hai người cùng chửi rủa “đéo mẹ! đéo cha!” ầm cả lên. Đây là điều tối kỵ trong con mắt Nho gia thời bấy giờ! Nói tóm lại, đám võ biền thất học trong nhiều năm sống trong rừng rú, ít tiếp xúc với con người có giáo dục nên đời sống cũng không khác loài cầm thú! Trong khi họp bàn cùng quần thần trong triều đình, Lưu Bang ra lệnh cho Phàn Khoái đem một toán lính đi bắt một loạn thần: “Này! Phàn Khoái hãy nghe tao nói. Mau đem mấy thằng lính đi bắt tên nghịch tặc X về đây cho tao!” Phàn Khoái còn mải ăn nên chưa muốn thi hành nên nói: “Đéo mẹ! Đếch biết sự đời! Để tao ăn chút xíu nữa. Trời đánh còn tránh miếng ăn mà!”

Poet Pham Quang Trung

Thi sĩ Phạm Quang Trung
(Đăng trong nguyệt san Bút Tre số tháng 7 năm 2011)
Thái-Vinh

Hôm đầu tiên trở lại California thăm nàng, tôi đem theo một quyển Bút Tre mới nhất để nàng đọc đỡ nhớ nhà. Tình cờ Điền chủ ngó thấy mượn coi. Mới lướt qua vài trang, ông đã khen, “Bút Tre chẳng những đẹp mà còn hay hơn các báo bán!”
Nghe ông khen, tôi mừng thầm vì ông cũng là một đại hành gia trong ngành làm báo biếu. Báo của ông ra mỗi tuần dày cộm, phải chia thành nhiều tập như truyện kiếm hiệp tràn ngập rao vặt quảng cáo chen lẫn vài tin giựt gân và chuyện tiếu lâm lượm lặt từ trên Internet!
Tôi biết Bút Tre hơi muộn! Nếu biết sớm, cuộc đời tôi đã đổi khác? Tôi yêu thích các bài viết trong Bút Tre. Ngoại trừ vài tác giả định cư ở tiểu bang khác, như Huyền-Ngọc Hoàng Ngọc-Nguyên ở Utah, Như-Hoa Lê Quang-Sinh ở Texas, Hoa-Thông ở New Mexico, Dư Thị Diễm Buồn ở California… đa số còn lại đều ẩn cư ngay trong sa mạc. Từ hàng tiền bối như Trần Anh-Tống, Hải-Bằng, Lê Sương, Nam-Giao, Nguyên Đang… cho đến các anh thư như Dyễm-Phương, Thu-Tâm, Quỳnh-Như… tài nghệ đều tuyệt luân.
Người ưu tư theo dõi các bài bình luận sâu sắc của Hoàng Ngọc-Nguyên; kẻ vô tư tìm đọc “Chú Tư Cầu”. Muốn ăn ngon, giở Bút Tre học bí quyết làm bếp của Thuỳ-Trang. Còn độc thân hay đã có vợ mà lỡ bị trục trặc về đường tình duyên, Bút Tre có ngay anh chị Bảy Hảo Tâm cố vấn gỡ rối tơ lòng thòng mà không cần thỉnh bùa Miên, ngải Thái… Tôi chưa từng thấy một tờ báo nào mà có nhiều nhân vật nữ lưu cộng tác như Bút Tre, từ chủ bút cho đến người nắm giữ chìa khoá tài chính. Báo tháng nào cũng dồi dào bài viết. Đọc mệt nghỉ. Đọc chưa hết thì đã bị chủ bút gửi meo bắt nộp bài, nên tôi rất ngán gặp mặt các cô. Bao nhiêu lần mời dự tiệc tùng nầy nọ, tôi đều né; cho đến một buổi trưa kia, nhận được meo khẩn cấp của chủ bút:
Bút Tre có một cộng tác viên là chú Phạm Quang Trung từ Colorado cùng gia đình đi Flagstaff chơi và nhân dịp nầy lái xe xuống Phoenix. Chúng ta sẽ có buổi ăn tối lúc 5:30PM cùng gia đình chú Trung tại Phoenix Palace. Thông tin hơi trễ, nhưng vẫn hy vọng các cô chú có thể đến cùng bày tỏ lòng hiếu khách.
Từ một năm qua, mỗi lần mở trang thơ Bút Tre, tôi đều được thưởng thức những bài thơ hay của các thi sĩ Nam Giao, Phạm Quang Trung, Cung Trầm Hạ… Tôi phải đi gặp người nầy, bèn hồi âm ngay:
Được mời đi ăn, dại gì không đi; lại được gặp luôn một lúc mấy chàng thi sĩ.
Tôi đến quán đúng giờ; đứng đợi một lúc không gặp ai quen. Hỏi chủ quán; chủ quán ngớ ngẩn. Tưởng là người sinh đẻ ở đây, bèn xổ tiếng Mỹ; té ra chủ là người láng giềng tốt của Việt Nam. “Bút Tre không có đặt bàn họp bạn ở đây!” Tôi tưởng tai mình nghe lầm; nhưng té ra chủ khách bữa tiệc đều theo giờ dây thun!
Tôi không thích đứng gần người nào đẹp trai và cao hơn mình. Anh Phạm Quang Trung thuộc diện đẹp trai và cao ráo đó; nhưng hôm ấy, ở bàn tiệc tôi chọn ngồi gần bên anh và tiếu lâm quán chủ Phương-Thảo. Phía Bút Tre còn có thêm các anh thư Như-Huỳnh (giữ Góc của Bé), Tuyết-Thu (tài chính), Thanh-Thuỷ (sắc đẹp), Thu-Tâm (phụ tá chủ bút), nhà thơ Hải Bằng và phu nhân. Nhân vật chính, tức chủ bút vẫn biệt tăm! Gia đình anh Phạm Quang Trung và chị Thu-Thủy có 2 cháu, Thủy-Tiên và Thùy-Mai. Vừa mới gặp gia đình anh, ai cũng có cảm giác êm đềm của một gia đình hạnh phúc.
Nhà thơ Hải Bằng phỏng vấn khách thơ ngay:
– Anh đã xuất bản được mấy tập thơ rồi?
Tôi nghĩ thầm, “Làm thơ bắt buộc phải in thành sách mới trở thành thi sĩ ư?” Anh Trung vui vẻ trả lời:
– Thơ rất nhiều, nhưng chưa có dịp in thành sách. In thơ để bán, chắc không ai mua!
– Thì để lại cho con cháu giữ làm kỷ niệm. Ai là người hâm mộ thơ của anh nhất?
– Chắc là bà xã ?
– Anh có bài thơ nào tặng cho vợ không?
– Dạ… chắc là có.
– Thuộc bài thơ đó không?
– Dạ không.
Người phỏng vấn bèn đọc ngay một bài thơ rất hùng tráng của mình; còn tôi liên tưởng người không hề thuộc thơ của chính mình đang ngồi bên cạnh tôi với thi sĩ nổi danh trong phong trào thơ mới, Lưu Trọng Lư.
Lưu Trọng Lư đang nằm võng đọc bài “Hôm Qua” trong tuyển tập thơ “Tiếng Thu” của mình. Đọc đến câu:
“Giật mình ta thấy bồ hôi lạnh
Mộng đẹp bên chăn đã biến rồi!”
Ông vùng ngồi bật dậy cười ha hả, “Thế mà bấy lâu nay mình cứ tưởng hai câu thơ đó của Thế Lữ!”
Tôi thích vẻ mơ mộng và hồn nhiên của người thơ như thế.
Lại nghe nhà thơ Hải Bằng phỏng vấn tiếp:
– Bài thơ nào anh đắc ý nhất?
– Bài “Paris”
– Anh đọc cho nghe?
– Dạ không nhớ!
– Đại khái như thế nào?
– Đó là bài thơ cảm đề khi nhận được tấm cạc lưu niệm từ Paris.
Đến lượt tôi phỏng vấn anh:
– Anh đã biết Paris chưa?
– Dạ chưa.
– Thế mới tài! Hôm nào anh gửi bài thơ ấy đăng trong Bút Tre cho độc giả yêu thơ thưởng thức? À, mà cơ duyên nào anh đã đến với Bút Tre?
– Tước kia tôi thường gửi bài đăng trong một tờ báo khác cũng ở Arizona; nhưng một năm qua, tôi chuyển qua Bút Tre vì anh Như Hoa Lê Quang Sinh và ông cụ của tôi khen ngợi Bút Tre hoài.
– Anh Lê Quang Sinh trong “Cụm Hoa Tình Yêu” thì tôi đã gặp ở Sacramento; thế còn thân phụ của anh?
– Ông cụ của tôi là nhà giáo Phạm Xuân Tước…
– Ồ…tôi biết tiếng văn thi sĩ Xuân Tước từng cộng tác với báo Tiền Phong từ năm 1975; ông rất nặng lòng với tiếng Việt! Ông cụ bây giờ ở đâu?
– Cụ đã gần trăm tuổi, vẫn ở Colorado với chúng tôi.
– Trước 30 tháng 4 năm 1975, anh là quân nhân?
– Dạ không. Lúc đó tôi vừa xong Cao Đẳng Sư Phạm.
– Còn chị Thu-Thủy?
– Ô…lúc đó em còn con nít hà!
– Anh Trung làm thơ tán chị ở Việt Nam, phải không?
– Không…không…ở Cali cơ.
Biết Phương-Thảo là Tiếu lâm quán chủ, anh Trung bản chất nhà giáo, kể cho cô nghe một câu chuyện vui:
Thầy giáo hỏi học trò:
– Tèo! Mẹ em cho em 1 đồng và ba em cho em 1 đồng; vậy tổng cộng em được mấy đồng?
– Dạ thưa thầy, 1 đồng.
– Hả?
– Tại thầy không biết tính của ba em đấy thôi!
Nhà thơ Hải Bằng nhìn chị Thu-Thủy, chợt hỏi:
– Sao chị không đẻ thêm vài đứa nữa?
– Sợ lại ra toàn con gái!
– Chúng tôi có 5 người con trai. Hồi đó tôi đề nghị với bả, “Thôi, ông Trời không cho mình sinh con gái thì mình kiếm 1 đứa con gái nuôi vậy?” Bà giãy nảy lên, “Bộ ông tính đem con riêng của ông về cho tui nuôi hả?”
Tiệc gần tàn thì nhân vật chính xuất hiện. Chúng tôi muốn dọn dẹp bát đĩa để chụp hình lưu niệm với gia đình anh Phạm Quang Trung cho đẹp, thì nhân vật chính đưa tay ngăn lại; cô cười tá lả, “Hình chụp phải có bát đĩa mới chứng tỏ mình hiếu khách tiếp đãi đàng hoàng!”

Anh Trung, chị Thu-Thuỷ, hai cháu Thuỷ-Tiên và Thuỳ-Mai thân mến,
Tình cờ anh chị và hai cháu ghé thăm Bút Tre, tôi được gặp người sáng tác những vần thơ mà bấy lâu nay tôi ưa thích; và cũng là lần đầu được gặp mặt gần như toàn bộ phe nữ đìều hành báo Bút Tre. Các cô trẻ đẹp, vừa đi làm, đi học, và còn chịu khó dạy tiếng Việt cho trẻ em lớp “Việt ngữ tiếng mẹ” rất đáng khâm phục, phải không anh chị?
Tôi thấy Thủy-Tiên tương lai rất giống mẫu người phụ nữ như thế!
Đề nghị anh viết bài du lịch Arizona; nhưng trước hết đừng quên gửi hình chụp chung với các cô Bút Tre và bài thơ cảm tác Paris qua tấm cạc lưu niệm như anh kể!
Mọi người đều yêu mến gia đình anh chị. Mến chúc an lành, và mong anh chị sớm tái định cư ở một trong 2 thành phố, Chandler hoặc Gilbert của Arizona.

Gửi anh Thái-Vinh,
Buổi hợp mặt vừa qua đã làm cho tôi thật xúc động. Xin nhận cho gia đình chúng tôi lời cảm tạ chân thành nhất. Quả như anh nói, tôi cũng đồng ý những người làm văn nghệ Bút Tre thật trẻ đẹp và nhiều tài.
Sẵn đây xin gửi đến anh những hình ảnh ghi nhận buổi hội ngộ tuyệt đẹp vừa qua, và bài thơ Paris thành hình từ tấm postcard nhỏ bé. Bài này được đọc trên đài phát thanh Cali. và sau đó được rất nhiều thính giả yêu cầu cho nghe lại. Mong rằng bài thơ sẽ cho anh và độc giả Bút Tre được giây phút thoải mái.
Phạm Quang-Trung

PARIS

Nói thế nào cho hết được về em
Paris Paris âm hưởng êm đềm
một hôm đi về dưới hàng cây lạ
nhớ chiếc hôn êm trên cánh môi mềm

Bây giờ có lẽ đang là mùa thu
mưa lá rộn ràng trên con phố cũ
bên em công viên chiều loang ánh sáng
sợi tóc nâu buồn lay lất mộng du

Sông Seine mơ màng mắt sâu thiếu nữ
tha thiết lời buồn sóng vỗ tâm tư
ai đó đi về đơn côi tĩnh lặng
từng cánh hoa hồng rơi xuống thiên thu

Sương giá lạnh vai vỉa hè ghế đá
cho nhau tình vẫn bao lâu chưa già
nói gì thổn thức hoàng hôn thẫm tím
mơ ước rồi thôi vụt cánh chim qua

Con mắt hoe vàng đèn soi lối nhỏ
hương em ngọt mát nụ cười lẳng lơ
giầy cao nhón gót âm vui điệp khúc
mở cổng tình duyên chào đón xôn xao

Vóc cạn hồn say thơm môi mọng ấm
nghe tận cùng mê chân ngọn lông măng
rờn rợn dấy lên từng âm thể mới
sầu vương mấy thuở người ngồi ăn năn

Rượu đỏ khơi dòng con tim khờ khạo
quán chiều sợi nắng ngậm ngùi tan mau
bàn tay đan níu lòng mê quyến luyến
giọt lệ từ tâm thổn thức nghẹn ngào

Paris Paris lối mưa tượng đá
nức nở cung trầm thương xót cành hoa
khói sương mờ ảo mối tình nghệ sĩ
một hôm ôm đàn bỏ phố đi xa

PHẠM QUANG TRUNG

Nam Diện và Nam Quan

NAM DIỆN và NAM QUAN
P. Kim Long

Có hai từ ngữ cổ đã trở thành lỗi thời, song không vì thế mà chúng ta không nên biết tới vì trong hai từ ngữ đó đã có từ “nam.” Nam có nghĩa là “phương/phía nam” song cũng hàm ý là “vị trí mà vua chúa ngày xưa phải ngồi trong khi thiết triều.” Văn hóa cổ của tổ tiên chúng ta thường chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Tàu: từ cách ăn mặc, lối sống, tư tưởng, văn học… đều mô phỏng theo người Tàu xa xưa; nhưng riêng chữ “nam diện” lại có vẻ không phải thế.
1. Nam diện
Chữ “nam” có nghĩa là phương nam so với nước Tàu, tức ở phía nam của nước Tàu; chữ “diện” tức là quay mặt nhìn về. Từ ngữ “nam diện” có nghĩa là “ngồi quay mặt về phương nam” (hàm ý tư thế thiết triều mà nhà vua phải ngồi quay lưng về phương bắc để nhìn về phía nam có thể nói chuyện với quần thần) và cũng có nghĩa là “ngôi vua.” Xưa kia trong sử sách của Tàu, hình như về thời Đông Chu, đã có từ ngữ này.
Tiếc rằng tôi không còn Từ điển Khang Hy, Từ Nguyên và Từ Hải… nên không thể tra rõ xuất xứ. Tôi chỉ căn cứ vào 3 cuốn: Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh (nhà xuất bản Trường Thi, Saigon 1957), Trung Việt Từ Điển của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam (nhà xuất bản KHXH, Hà Nội 1993) và Pleco Basic Chinese-English Dictionary v. 2.2.4 for iPhone.
Từ điển Đào Duy Anh có cả hai từ ngữ “nam diện” và “bắc diện,” trái lại Trung Việt Từ điển chỉ có chữ “nam diện,” còn Từ điển Pleco lại có đầy đủ 2 từ ngữ trên, đồng thời cũng có luôn cả thí dụ rất rõ ràng. Tôi xin trích lược như sau.
Nam diện: nán miàn (vì không thể hiển thị chữ Nho nên tôi phải dùng phiên âm Quan thoại) được Pleco giải thích là: “to face south, to be a ruler (from the fact that the emperor sat facing south when holding court)” mà tôi xin tạm dịch như sau: “ngoảnh/quay mặt về phương nam (vị thế thiết triều của vua để bàn luận chuyện triều chính với quần thần). Thí dụ: nam diện vi vương (nán miàn wei wang) = nam diện xưng cô (nán miàn cheng gu) = to face south and call oneself the lonely One/to become a ruler = ngồi quay mặt về phương nam là vua chúa, ngồi ngoảnh mặt về phương nam để tự xưng mình là quả nhân. Tóm lại, từ ngữ “nam diện” hàm ý vị trí ngồi của vua chúa khi thiết triều. Ngoài ra, từ ngữ “thiên tử đương dương” cũng có nghĩa là “vua ngồi quay mặt về phương nam.”
Bắc diện: bei miàn (vì không thể hiển thị được chữ Nho nên tôi phải dùng phiên âm Quan thoại) được Pleco giải thích như sau: “to face north, to be a subject or vassal;” thí dụ: “bei miàn cheng chén” = bắc diện xưng thần = ngồi trông về phía bắc là vị thế của bề tôi thần tử.
Song tôi luôn luôn thắc mắc về vị thế ngồi của vua chúa Tàu ngày xưa. Khổng Tử và Sử Ký của Tư Mã Thiên luôn luôn miệt thị đám dân Nam Man (dân man di ở về phương nam của nước Tàu ngày xưa); nhưng với vị thế ngồi nhìn về phương nam thì có nghĩa là vua chúa Tàu đang ngóng chờ (có ý ngưỡng mộ) dân Nam Man! Đúng lý là vua chúa Tàu phải ngồi quay lưng (tức ngồi chổng đít) về phía nam (để tỏ ý khinh bỉ, miệt thị đám Nam Man). Ngoài ra, ngày xưa người Tàu luôn chê bai nhóm dân “tứ di, tứ hung, di địch” xuất phát từ phía tây của nước Tàu; do vậy, vị thế ngồi của vua chúa Tàu phải là “ngồi quay lưng về phía tây để nhìn về phương đông,” nhưng lại không phải thế. Do vậy, tôi nghĩ là từ ngữ “nam diện” và một số từ khác nữa vốn là của tộc Viêm Việt (Bách Việt) khi đang sinh sống rải rác trong 18 tỉnh ở trên mảnh đất Trung Hoa trước khi bị tên “cẩu Hoàng Đế” xua đoàn quân thiện chiến xâm lăng tàn sát đám Viêm tộc khiến tổ tiên của tộc Viêm Việt phải di tản xuống miền nam nước Tàu để tránh họa truy sát. Theo Kinh Dịch, “nam” thuộc hành “hỏa” là quẻ “ly,” do vậy, vua chúa Viêm Việt mới ngồi chổng đít về phương bắc (tỏ ý khinh bỉ bọn phương bắc, tức bọn giặc Tàu) để nhìn về phương nam. Song vua chúa Tàu lại cũng bắt chước vua chúa Việt Nam bằng cách ngồi quay đít về phương bắc để ngóng nhìn về phương nam; do vậy, vua chúaTàu không ngờ đã mắc mưu đám dân bại trận. Thực sự thì người Tàu cũng không thông minh, tài giỏi và thiện chiến như ta đã tưởng. Sử sách đã chứng minh rằng về cuối thời nhà Tống đã từng bị Nùng Trí Cao (vốn là tộc Việt thiểu số sinh sống ở Cao Bằng hay Lạng Sơn) đánh phá nhiều năm khiến vua Tống đã có ý định nhờ danh tướng Lý Thường Kiệt giải vây, song dũng tướng trung thần Địch Thanh vì danh dự của người Tàu, đã tình nguyện đi tiễu trừ (xin đọc truyện Chinh Đông hay Chinh Tây mà trong đó Địch Thanh đã dùng “mỹ nhân kế” để địch quân phải qui hàng: mỹ nhân ở đây lại chính là Địch Thanh vì nữ tướng giặc là Phàn Lê Hoa gì đó đã say mê Địch Thanh mà từ bỏ công danh sự nghiệp để đi theo người tình… khiến Nùng Trí Cao phải thua trận.) Ngoài ra, hai tộc man di là Mông Cổ và Mãn Thanh đã từng thống trị lập vương triều ngoại tộc trên đất Trung Hoa hơn vài trăm năm khiến người Tàu phải thần phục không dám ho he; trái lại, nước Việt tuy nhỏ bé, ít người, dẫu bị Tàu đô hộ gần ngàn năm mà vẫn không hề có vua chúa là người ngoại lai!
2. Nam quan
Chữ “nam” có nghĩa là phương nam so với nước Tàu, tức ở phía nam của nước Tàu; ngoài ra, chữ “nam” còn hàm ý “vị thế của vua chúa khi ngồi quay mặt về phía nam để bàn luận chuyện triều chính với quần thần.”
Chữ “quan” có nhiều “đồng âm dị tự,” song tôi chỉ nêu 5 chữ “quan” thông dụng. Vì không hiển thị được chữ Nho, tôi đành dùng phải dùng phiên âm Quan thoại (viết trong ngoặc đơn).
. Quan (guan): nhà nước, công cộng (như: quan đại đạo = đường cái quan), chức tước thời xưa (như: văn quan, võ quan, quan phủ, quan huyện, quan chức, quan gia), bộ phận trong cơ thể (như: cơ quan, giác quan, ngũ quan).
. Quan (guan): cái mũ thời xưa (như: quan lễ = nghi thức đội nón cho thanh niên 20 tuổi báo hiệu sự trưởng thành).
. Quan (guan): cái hòm đựng thi thể (như: áo quan, quan tài, nhập quan).
. Quan (guan): xem, coi (như: quan sát, tham quan), ý thức (như: lạc quan, bi quan, quan niệm).
. Quan (guan): đóng lại, nhốt (như: bế quan tỏa cảng), cửa ải (như: cửa quan, biên quan, quan ải, quan tái, ải Nam Quan), chỗ thu thuế ở biên giới hai nước hay ở phi trường và bến tàu quốc tế (như: quan thuế, hải quan).
Ải Nam Quan có nghĩa là biên ải/cửa ải ở về phía nam nước Tàu ngày xưa. Căn cứ vào ngữ nghĩa của chữ “Ải Nam Quan” thì cửa ải này phải do người Tàu xây dựng khi xưa để họ trông chừng động tĩnh về phía Việt Nam. Nếu là cửa ải của người Việt thì tổ tiên chúng ta phải gọi là “Bắc Quan” (cửa ải về phương bắc của nước Việt được dùng để ngăn ngừa sự xâm nhập của quân Tàu). Ngoài ra, nếu tổ tiên chúng ta muốn xây dựng cửa ải Nam Quan (cửa ải về phía nam của nước Việt) thì vị trí xây dựng phải là cực nam của mũi Cà Mâu mới đúng ý nghĩa.
Sử sách chúng ta vẫn gọi vùng biên giới phía bắc là “cửa ải Nam Quan.” Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đã nói về Ải Nam Quan như sau:
Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nhà Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa này dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là “Ðại Nam Quan”, phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ “Trung ngoại nhất gia”, dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có “Chiêu đức đài”, đằng sau đài có “Ðình tham đường” (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có “Ngưỡng đức đài” của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ.”
Triều đình nhà Lê (thời Hồng Đức) đã vẽ một bản đồ trên đó có 1 cái đồn tượng trưng cho cửa ải Nam Quan ở huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn, do vậy, mỗi khi phải tu bổ thì quan lại Việt Nam chỉ sửa chữa Ngưỡng Đức Đài mà thôi. Từ đó chúng ta có thể nói rằng công trình Chiêu Đức Đài trở lên phía bắc là thuộc địa phận nước Tàu, còn ở ngay sau Chiêu Đức Đài là Ngưỡng Đức Đài là của Việt Nam, tức là từ Ngưỡng Đức Đài đi xuống (đi về nam) là địa phận của nước Việt. Dù rằng mốc này đã bị bọn Bành trướng Bắc Kinh đã nhiều lần di chuyển lén xuống phía nam khi quân dân ta không để ý; nhưng dù sao chúng ta cũng phải đành chấp nhận rằng địa phận nước ta luôn luôn từ Ngưỡng Đức Đài xuôi về phương nam.
Hữu Nghị Quan (友谊关; 友誼關; Yǒuyǐ Guān) là một cửa ải ở biên giới của Tàu nằm trên biên giới Trung Hoa và Việt Nam thuộc thôn Ải Khẩu, trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, cách Bằng Tường 15 km về phía tây và cách Đồng Đăng (Việt Nam) 5 km về phía bắc. Hữu Nghị Quan được xây dụng từ thời nhà Hán, tên gọi ban đầu là Ung Kê Quan, về sau được đổi tên thành lần lượt là Đại Nam Quan, Giới Thủ Quan. Thời nhà Minh lại đổi lần lượt là: Kê Lăng Quan (năm 1368), Trấn Di Quan (năm 1407), và cuối cùng mang tên Trấn Nam Quan (năm 1428 hay 1539). Dưới chế độ Mao Ze Dong lại đổi thành Mục Nam Quan (năm 1953), rồi cuối cùng đổi tên thành Hữu Nghị Quan (năm 1965).
Từ những trích dẫn trên (chủ yếu từ Wikipedia), tôi cho rằng “Ải Nam Quan” thực sự là của người Tàu: họ xây dựng trước để đánh dấu địa phận của hai nước Tàu và Việt song được gọi là “Chiêu Đức Đài,” rồi sau đó vua chúa chúng ta mới xây dựng một trạm nhỏ kế cận (hoặc xích lui về sau, tức lùi về phương nam) để đánh dấu biên ải mà sau này sử sách của ta gọi là “Ngưỡng Đức Đài.” Trong thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ thì Ải Nam Quan ở một vị trí cố định, nhưng sau biến cố 1979 thì Trung Cộng tỏ rõ chủ trương xâm lược bành trướng nên họ đã tự động di dời Ải Nam Quan lui về phía nam, tức tiến sâu vào lãnh thổ của Việt Nam mà chỉ có bọn xâm lược Bắc Kinh và ông Trời mới biết thực sự là Việt Nam bị lấn chiếm mất bao nhiêu đất đai!
P. Kim Long
Saigon, 2014
E-mail: pklong9@gmail.com