Category Archives: TỰ DO

Tuỳ hứng

The Good Country Index

DANH MỤC QUỐC GIA TUYỆT VỜI của LHQ

Trong một gia tộc nếu tất cả những thành viên đều tử tế, lương thiện, siêng năng, hiếu học… thì gia tộc đó có cơ hưng thịnh và con cháu hưởng lộc bền lâu; trái lại, một gia tộc lại hủ bại thì gia cảnh ngày một suy vi. Điều này cũng giống như một quốc gia vậy. Do vậy, Liên Hiệp Quốc đã đề ra 7 tiêu chí để quyết định sự thịnh suy của bất kỳ một quốc gia: nếu chỉ số cao thì công dân nơi đó hạnh phúc và du khách ngoại quốc cũng được nhờ. Căn cứ vào Chỉ số Tuyệt vời của Quốc gia (The Good Country Index), Liên Hiệp Quốc đã xếp hạng những quốc gia đã đóng góp nhân lực và tài lực cho thế giới mà cũng không gây bất ổn và xáo trộn cho nhân loại. Những sự đóng góp và cống hiến dựa trên 7 tiêu chí để ấn định thứ hạng:
1. Khoa học & Công nghệ (Science & Technology): số sinh viên ngoại quốc tới du học, số đầu sách nghiên cứu khoa học, số đầu sách xuất bản, số người được giải thưởng Nobel, số những bằng sáng chế quốc tế.
2. Văn hóa (Culture): đóng góp những công trình văn hóa cho UNESCO, số những quốc gia có công dân nhập cảnh không cần visa, tự do báo chí và ngôn luận.
3. Hòa bình & An ninh thế giới (International Peace & Security): số quân lính gìn giữ hòa bình thế giới được gửi tới giúp LHQ để duy trì trật tự và an ninh tại những quốc gia nội chiến hoặc bị thiên tai, đóng góp tài chính cho sứ mạng duy trì hòa bình của LHQ…
4. Thứ bậc thế giới (World Order): số người dân đóng góp tiền bạc cho Quỹ Từ thiện Thế giới, số dân tị nạn tới xin cư trú, tỉ lệ sinh đẻ, số hòa ước đã ký kết sau khi giải quyết được những vụ tranh chấp hay xung đột.
5. Hành tinh & Khí hậu (Planet & Climate): xử lý được những rác thải độc hại, ô nhiễm nguồn nước hữu cơ, nồng độ CO2, những khí độc hại như Methane, Nitrous oxide…
6. Phồn vinh & Bình đẳng (Prosperity & Equality): số nhân viên hộ lý hay tình nguyện viên được phái ra hải ngoại, tình trạng đầu tư của ngoại quốc.
7. Sức khỏe & Hạnh phúc (Health & Well-being): số lượng dược phẩm xuất khẩu, đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đóng góp nhân lực và tài chính cho Quỹ Nhân đạo của LHQ, truy quét băng đảng sản xuất và bán ma túy, tịch thu cần sa và ma túy…
Cuối năm 2014, Liên Hiệp Quốc đã công bố một bản liệt kê 10 quốc gia mà mọi người đều ao ước được làm công dân của quốc gia đó vì người dân đều được an cư lạc nghiệp trong một môi trường xanh, đẹp và hợp vệ sinh. Sau khi gõ chữ Good Country Index trong khung Google Search sẽ làm hiển thị tất cả những dữ liệu này. Theo Wikipedia thì đứng đầu danh sách là Ireland, còn Việt Nam đứng áp chót, tức 124/125, nghĩa là thấp hơn nhiều quốc gia ở trong khu vực Đông Nam Á. Theo công bố của Liên Hiệp Quốc, 20 quốc gia đứng đầu đều thuộc châu Âu và 3 quốc gia áp chót là Iraq (123/125), Việt Nam (124/125) và Libya (125/125) vốn là đất nước bất ổn ở châu Phi. Quốc đảo Ireland được coi là quốc gia hoàn hảo nhất thế giới: là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất hành tinh vì quốc gia này luôn đạt được những thành quả lý tưởng trong việc bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng vào sự biến đổi môi trường trên toàn cầu theo hướng tích cực. Ngoài ra, nhờ được hưởng những điều kiện tốt về những dịch vụ an sinh xã hội, người dân Ireland luôn rất hạnh phúc và cởi mở. Do vậy, khi đến Ireland, du khách luôn được chào đón trong sự thân thiện và nồng ấm, được sống trong một bầu không khí trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, an toàn và thân thiện với du khách.

  1. Bảng liệt kê 10 quốc gia mà mọi người thường ao ước được làm công dân nước đó vì con người được bảo đảm an sinh và có thể được hạnh phúc nhất trên thế giới: 1. Ireland (Ái Nhĩ Lan), 2. Finland (Phần Lan), 3. Switzerland (Thụy Sĩ), 4. Netherlands (Hà Lan), 5. New Zealand (Tân Tây Lan), 6. Sweden (Thụy Điển), 7. United Kingdom (Vương quốc Anh), 8. Norway (Na Uy), 9. Denmark (Đan Mạch) và 10. Belgium (Bỉ).
  2. Bảng liệt kê từ 11 tới 20 quốc gia kế tiếp: 11. Pháp, 12. Canada, 13. Đức, 14. Áo, 15. Úc, 16. Lục Xâm Bảo, 17. Iceland (Băng đảo), 18. Cyprus, 19. Tây Ban Nha, 20. Ý.
    Theo suy luận của tôi, lý do LHQ xếp hạng Ireland nhất: đó là quốc gia chỉ gồm dân thuần chủng da trắng (không có dân da đen hay da màu) vì đã liên tục sống trên đảo quốc đó từ thời kỳ xa xưa. Dân Ireland vốn yêu chuộng tự do, đã từng chống quân ngoại xâm và vua chúa Anh bạo tàn và tôn giáo hà khắc nên một số người đã bỏ đất nước để vượt biên sang Tân thế giới (châu Mỹ) vào thế kỷ 17 và 18. Do vậy, hậu duệ của họ cũng rất ưa chuộng tự do và thích cuộc sống phóng khoáng không câu thúc. Có lẽ vì thế nên trong cộng đồng của họ toàn là thuần chủng người da trắng trên đất nước Mỹ. Hiện nay những danh gia vọng tộc của Hoa Kỳ đều là hậu duệ Ireland ngày xưa, điển hình như gia tộc Tổng thống Bush, Kennedy… Từ trăm năm nay, những chính khách bên Mỹ đều gốc Ireland, do vậy, trong những kỳ bầu cử Tổng thống, Thượng viện và Hạ viện thì những ứng cử viên Ireland đều rất sáng giá vì họ thường trở thành kim chỉ nam cho chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ.
    Quốc đảo Ái Nhĩ Lan bị chia cắt thành hai quốc gia riêng biệt: Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan (Repulic of Ireland) theo đường lối cộng hòa tự do và Bắc Ái Nhĩ Lan (Northern Ireland) vẫn còn nằm trong Vương quốc Anh (giống như Scotland và xứ Wales). Tuy hai thể chế khác nhau, song chung một đường biên giới, nhưng không vì thế mà xảy ra tranh chấp đòi thống nhất lãnh thổ vì cả hai đều nằm trong Cộng Đồng Chung Âu Châu. Ireland được coi là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới vì dân chúng sống sung túc, hạnh phúc vì tự do dân chủ; ngoài ra, vì là thuần chủng nên họ biết giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường cũng như tuân thủ những nguyên tắc đạo đức… do vậy, trong đất nước này gần như không có nạn xì ke, ma túy, bạo hành, giết người cướp của, mafia… Chính vì sống trong một không gian lý tưởng như vậy nên người dân rất hiền hòa, vui vẻ, hay giúp đỡ… nên khi du khách tới đất nước này đều cảm thấy rất thoải mái. Nhưng, riêng tôi lại không thích tới xứ này (dù tôi đã từng đi Mỹ 2 lần và 1 lần du lịch Singapore, Thái Lan, Malaysia, Pháp và Ý) vì sinh hoạt khá mắc không hợp túi tiền của người Việt. Tôi có đứa cháu trai cùng vị hôn thê trước kia được học bổng bán phần của Ireland để học về ngành Điện Toán. Sau khi tốt nghiệp, cả hai vợ chồng đều được Học viện Công nghệ Thông tin sở tại giữ lại để làm trợ giảng. Cả hai đều không muốn về nước làm việc vì lương bổng bên xứ người khá hậu đãi. Nhưng khi bố mẹ sang thăm con trai và con dâu thì lại nảy sinh vấn đề: hàng xóm toàn người Ái Nhĩ Lan, tất cả sự sinh hoạt đều xa lạ với người Việt và giá sinh hoạt rất mắc chứ không “khuyến mãi” như bên Mỹ. Không hề có “free WiFi” ở phi trường, khách sạn, tiệm giải khát hay những nơi công cộng, do vậy, những du khách “nghiện” dùng smartphone đều cảm thấy như bị bó tay! Hai vợ chồng cháu mua chiếc xe đạp trẻ nít cho con gái 5 tuổi với giá 250 Euro, lại mua thêm chiếc yên sau giá 50 Euro và phải thuê nhà hàng gắn vào với giá 100 Euro! Tổng cộng là 400 Euro cho 1 chiếc xe đạp trẻ nít có gắn yên phụ!

Những quốc gia văn minh phú cường đã từng nổi danh khi xưa như Mỹ, Pháp, Đức, Ý… đều không lọt vào Top 10 vì một lý do rất đơn giản: dân sở tại không phải thuần chủng mà kết hợp từ nhiều sắc dân, sắc tộc… nên văn hóa đa dạng khó hòa đồng với nhau đưa đến tình trạng không mấy thân thiện. Điều này khiến dân sở tại thường phớt lờ du khách hay không thân thiện với người xa lạ. Bạn có thể kiểm chứng lời nói của tôi ngay tại Việt Nam: dân quê miền Nam hay Bắc thường rất cởi mở với những du khách từ phương xa; trái lại, dân Hà Nội, Hải Phòng, Saigon… thường phớt lờ những du khách (nhiều khi Bạn gặp tai nạn giữa đường phố cũng ít được mọi người quan tâm). Bất cứ quốc gia nào mà có người Da Đen thì nơi đó thường hỗn tạp, mất vệ sinh, không đoàn kết, trộm cắp, xì ke và mãi dâm. Có lẽ chỉ độ 10% người Da Đen có tính siêng năng, cần kiệm, tốt bụng, cầu tiến… còn đa số thì thường lười biếng, thích ngồi nhà xem TV, thích nhậu nhẹt, đàn đúm… khi thất nghiệp lại không chịu đi tìm việc làm mà chỉ sống vào trợ cấp thất nghiệp. Hình như tính bất mãn, tự kỷ và đố kỵ đã ăn sâu trong huyết quản của người Da Đen, Da Màu… , do vậy, thường xảy ra những vụ xô xát, xung đột… mỗi khi có sự hiểu lầm với người Da Trắng. Đôi khi có thể chỉ là sự ngộ nhận, hoặc có thể là hành vi cố ý của người Da Trắng hay Cảnh sát (Da Trắng hay Da Đen) song người Da Đen liền cảm thấy mình như bị kỳ thị, xâm phạm… nên họ đã tụ tập lại đi đập phá những cửa hàng, siêu thị, lật đổ hay đốt cháy những xe hơi bên vệ đường, rồi sau đó họ bắt đầu hôi đồ và cướp phá những siêu thị!
Nói chung, bất kỳ quốc gia nào cho nhập tịch những dân Da Đen, Da Màu… thì thường gặp cảnh tương tự như trên. Song hiện nay, một số quốc gia Tây phương, Mỹ và đồng minh đang rất lo ngại vì những dân Da Đen luôn luôn ái mộ tổ chức Taliban, Al Qaeda và nay là Nhà Nước tự xưng Hồi giáo IS. Do vậy, chúng thường trốn sang Pakistan, Afghanistan, Irak và Libya… để học du kích chiến và chiến thuật khủng bố vài ba tháng, rồi trở về nơi cũ để tìm cách phá hoại và khủng bố!
Mới đây Nữ (cựu?) Thủ Tướng Úc là Julia Gillard đã tuyên bố thẳng thừng với bất kỳ công dân nào của bất kỳ quốc gia nào lại có ý đồ phá hoại nước Úc: “If YOU aren’t happy here then LEAVE. We didn’t force YOU to come here. YOU asked to be here. So accept the country YOU accepted!” (Nếu ở đây BẠN không cảm thấy hạnh phúc thì hãy RỜI ĐI. Chúng tôi không buộc BẠN phải đến đây. BẠN xin phép được ngụ nơi đây. Vậy, hãy chấp nhận quốc gia này mà BẠN đã chấp thuận!) Bà Thủ tướng Úc đã nhìn xa trông rộng vì đã biết lo xa giống như cổ nhân thường nói: “Nhân vô viễn lự, tất cận ưu.” (Người không biết nhìn xa trông rộng, tất sẽ gặp nhiều phiền hà.) Một học giả Mỹ (mà tôi quên tên) đã sống trên 20 năm ở Ả Rập Xê Út đã tuyên bố rằng: “Văn hóa Hồi giáo không thể nào hòa đồng với văn hóa Tây phương, nhất là với Thiên Chúa giáo vì chính Kinh Quran đã từng khuyến cáo tín đồ phải sát hại bọn ngoại đạo mới có thể lên được thiên đường.” Do vậy, những giải pháp mà những quốc gia Tây phương và Mỹ cho nhập cư và nhập tịch dân Phi châu (phần đông theo Hồi giáo) và Trung Đông đều rất nguy hiểm: trong tương lai chúng sẽ khủng bố, đánh bom tự sát… rồi có thể lập chính phủ ly khai ngay trên đất nước họ nhập cư… Báo chí đã loan nhiều tin tức khủng bố kinh hoàng trên đất nước Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Indonesia… Đầu tháng Giêng năm 2015 có 2 tên khủng bố Da Đen (đều quốc tịch Pháp) đã xông vào tòa soạn báo Charlie Hebdo tại Paris để sát hại hàng chục ký giả vì đã đăng hình biếm họa nhà Tiên Tri Hồi giáo… Đây là vụ sát hại thứ nhì còn vụ thứ nhất (tuy không nghiêm trọng) cũng đã xảy ra trên đất nước Bỉ hay Hà Lan vài năm trước đó. Đó là lý do Nữ Thủ tướng Úc đã phát biểu câu trên để khước từ những sự di dân (hợp pháp và bất hợp pháp) của dân Hồi giáo vào Úc để đề phòng hậu hoạn.

Bên Mỹ có hàng triệu người Da Đen nên thường xảy ra những vụ xô xát, biểu tình của người Da Đen và Da Màu mỗi khi Cảnh sát Mỹ vô tình bắn (chết hay trọng thương) một người Da Đen bị nghi sử dụng vũ khí hay đang cướp phá tại hiện trường. Kết quả là thân nhân của nghi phạm đi biểu tình sách động họ hàng và bạn bè, để cuối cùng tất cả đám Da Đen, Da Màu… trên toàn nước Mỹ hay trên khắp thế giới biểu tình rầm rộ đòi Chính phủ phải cách chức và phạt tù Cảnh sát Mỹ đã mắc sai lầm. Chuyện này thường xảy ra như cơm bữa ở bên Mỹ. Tình hình bên Pháp cũng không khá hơn vì Chính phủ Pháp đã cho nhập cư và nhập tịch gần 1 triệu người Algeria, Maroc… vốn có tính lười biếng, hay sinh sự, thích nhậu nhẹt và chích choác, trộm cướp, mãi dâm, xì ke… Tình hình bên Anh cũng thế luôn vì cũng có cả trăm ngàn người Phi châu có quốc tịch Anh. Bên Đức thì lại khổ vì nạn dân Thổ Nhĩ Kỳ có quốc tịch Đức: tuy không tồi tệ như dân Da Đen, nhưng lại gây những tệ nạn xã hội làm đau đầu dân sở tại và Cảnh sát. Mấy năm trước con trai tôi được học bổng theo học ngành Khách sạn bên Đức đã kể những chuyện khó tin về bọn Thổ này. Khi thấy con tôi nhìn chăm chú một hệ thống âm thanh bày trong tiệm thì một thanh niên da ngăm đen (mà sau này con tôi mới biết đó là kiều dân Thổ có quốc tịch Đức) đến gần ngỏ ý muốn bán hệ thống âm thanh trên với giá nửa tiền. Con tôi thoái thác vì nghĩ mình đang là du học sinh nên không muốn dính đến chuyện phi pháp. Sau đó, con tôi hỏi bạn bè trong lớp thì được biết rằng bọn Thổ rất thiện nghệ chuyện trèo tường khoét vách và chôm đồ trong những siêu thị. Nếu đồng ý giá cả thì một vài ngày sau món hàng trong cửa tiệm cũng biến luôn!

Sau đây là một số thứ tự xếp hạng để tiện tham khảo: Mỹ (21), Costa Rica (22), Nhật (25), Kenya (26), Israel (37), Hàn (47), Brazil (49), Thái Lan (53), Malaysia (58), Mexico (66), Ấn Độ (81), Kuwait (86), Ả Rập Xê Út (87), Nga (95), Oman (100), Lào (104), Pakistan (106), Trung Cộng (107), Qatar (110), Algeria (111), Cambodia (112), Philippines (114), Venezuela (117), Indonesia (119)… Một số quốc gia Trung Đông, tuy là đại gia xuất khẩu dầu khí như Kuwait có thứ hạng thấp vì chính sách độc tài, độc đảng và kỳ thị nữ giới. Mỹ đứng hạng 21 vì tình hình bất ổn trong nước: dân Da Đen hay biểu tình chống phá, thường xuyên bị khủng bố. Nga xếp hạng 95 vì ít đóng góp cho LHQ và chiếm bán đảo Crum (Crimea) gây cảnh nội chiến tại Ukraina. Trung Cộng xếp hạng 107 vì phát tán những thực phẩm độc hại trên toàn cầu, chiếm biển đảo của Việt Nam, lấn chiếm biên giới của Ấn Độ… Trung Cộng thì khỏi nói vì tất cả những gì bẩn thỉu mất vệ sinh (600 trong tổng số 1000 sông ngòi bên Tàu bị ô nhiễm trầm trọng, mấy thành phố lớn tràn ngập bụi bặm và khói thải từ những xưởng máy), tham lam và ích kỷ (những nhà vệ sinh trong những khách sạn, nhà hàng không còn để giấy vệ sinh nữa vì cứ để ra là bị chôm hết, do vậy, ở ngay cửa nhà vệ sinh thường có nhân viên đứng túc trực trao giấy vệ sinh cho những ai có nhu cầu), đồ ăn độc hại (YouTube quay cảnh người dân cạnh nhà hàng mở nắp cống thành phố Bắc Kinh để múc vài chục xô mỡ đục ngầu rồi đem vào xưởng để chế lại thành mỡ đem đi bán cho những nhà hàng khác), chai đá trước cảnh tượng người bị nạn (YouTube quay cảnh một bé gái bị bỏ rơi trên đường rầm rập xe cộ trong khi người đi đường đều thờ ơ), thản nhiên tàn sát những người biểu tình (Giang Trạch Dân ra lệnh cho quân đội lái chiến xa cán chết hàng trăm sinh viên và học viên Pháp Luân Công biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn năm 1999 đòi dẹp bỏ Đảng CS để chọn đa đảng), xuất khẩu những thực phẩm độc hại mà báo chí Mỹ và Liên Minh châu Âu đã thường xuyên tố cáo sách lược đầu độc dân chúng. (Trong cuốn Death by China, Tiến sĩ Peter Navarro đã tố cáo hành động gian ác của Trung Cộng khi sản xuất và bán hàng ra khắp thế giới: thuốc tây giả, nước tương làm bằng tóc nhiễm hóa chất gây ung thư, trà tàu trộn arsenic và bột chì, đồ chơi trẻ nít trộn lẫn hóa chất độc hại…). Tóm lại, Tiến sĩ Navarro đã vạch mặt những hành động ma giảo của Trung Cộng: trộn hóa chất độc hại vào thực phẩm, đồ chơi… để bán đi trên toàn thế giới; cạnh tranh bất chính; tìm cách cướp công ăn việc làm của nhiều quốc gia, thực thi những hoạt động gián điệp; âm mưu chiếm tài nguyên thiên nhiên của những lân quốc; tìm cách chiếm đoạt nhiều thuộc địa bằng mặt trận kinh tế; đánh cắp bí mật quốc phòng của nhiều quốc gia và tăng đầu tư vào quân đội để đe dọa an ninh toàn cầu cũng như để để trấn áp dân trong nước.
Việt Nam là một nhược tiểu quốc nằm sát một đại cường quốc từ ngàn xưa tới nay luôn luôn có dã tâm bành trướng và xâm lược, do vậy, không thoát khỏi nanh vuốt đó. Những triều đại Đinh, Ngô, Trần, Lê, Nguyễn… dù đánh thắng giặc Tàu, song vẫn phải cử sứ giả sang xin thần phục và triều cống Bắc phương hòng thoát nạn binh đao, do vậy, vua chúa chỉ dám xưng “vương” mà không hề xưng “đế!” Tục ngữ có câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài,” hoặc câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.” Đồng thời Hiền triết Socrate cũng nói một câu tương tự: “Dis moi ce qui tu hantes, je te dis qui tu es.” Tôi xin tạm dịch như sau: “Hãy cho tôi biết bạn chơi với ai thì tôi biết tính nết của bạn.” Vì trong mấy ngàn năm đã sống cạnh lân quốc lưu manh và ma giáo nên bây giờ chúng ta cũng tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của nước bạn như: nói chuyện ồn ào (chỉ vài ba người gặp nhau cũng huyên náo như cái chợ), không có tinh thần đoàn kết (cứ vài ba người gặp nhau là sinh sự, công kích nhau vì ai cũng coi mình là rốn của vũ trụ, điển hình như đồng bào hải ngoại không đồng tâm hiệp lực, rất khác với dân tị nạn Cuba bên Mỹ), bợ đỡ nhà cầm quyền làm mất nhân phẩm (nhiều tác phẩm thi ca và văn học đã tỏ thái độ nâng bi trơ tráo), vênh váo (thái độ của nam nữ diễn viên, ca sĩ), cướp của giết người rất tàn bạo (tên Nguyễn Văn Luyến 17 tuổi ở Bắc Giang đã giết toàn gia đình chủ tiệm vàng để đoạt 50 cây vàng song chỉ bị phạt tù 20 năm vì bị can còn vị thành niên; chuyện này đã thành tiền đề cho bọn tội phạm vị thành niên sẵn sàng cướp của giết người mà không sợ bị tử hình), ăn uống bất lịch sự không lưu ý tới người khác (nhà hàng Buffet bên Thái Lan đã dán cáo thị cảnh cáo thực khách nếu nếu bỏ phí món ăn trong khay sẽ bị phạt tiền), không chịu xếp hàng chờ đợi (trong siêu thị hay nơi công cộng), thói ăn cắp vặt, chôm đồ (siêu thị Nhật Bản ghi những cáo thị đề phòng người Việt trộm đồ; trộm thiết bị trong công sở; cắt trộm đường dây cao thế và lấy trộm bình ổn áp làm hư hại lưới điện quốc gia), thích đạo văn (tức thuổng ý và lời của bậc tiền bối rồi nhận là mình sáng tác), khôn vặt (trốn tránh quân dịch dù biết đất nước đang lâm nguy, tìm cách trốn thuế, khai man thuế), giấu giếm những điều có lợi cho mình (không công bố những học bổng đi du học ngoại quốc mà chỉ cho con cháu biết, nếu phải công bố thì đợi gần khi hết hạn mới cho báo chí biết), không tương trợ (phớt lờ những người bị nạn ngoài đường, tài xế khuyên nhau nếu lỡ gây thương tích cho người đi đường thì nên quay xe lại cán cho chết hẳn để bồi thường được nhẹ hơn), thích hứa lèo và thất hứa với cử tri (nữ Nghị viên Janet Nguyễn ở San José đã phản bội cử tri Việt kiều khiến cộng đồng người Việt biểu tình phản đối rầm rộ), úp hụi, quịt nợ (nước hoa Thanh Hương, Nguyễn Văn Mười Hai tại Saigon năm 1985), biển thủ công quỹ (Nguyễn Đức Kiên), tham ô hối lộ (vụ ODA, in tiền Polymer tại Úc), sang đoạt tiền ngân hàng rồi bỏ trốn (vụ Nguyễn Huyền Như), đem con bỏ chợ (tuyển dụng lao động đi nước ngoài rồi lừa đưa tới làm việc ở nơi xứ người thiếu tiện nghi để rồi còn bị đánh đập, bỏ đói, hãm hiếp), dụ dỗ và bắt cóc con gái đi làm điếm ở Tàu, Mên, làm nhái đồ ngoại, chế biến đồ ăn mất vệ sinh và độc hại… Tất cả những chuyện trên đều được báo chí đăng tải, song tình hình vẫn không cải thiện vì “thượng bất chính, hạ tắc loạn” (luật pháp không công minh thì bọn thuộc hạ tất làm loạn).
Tóm lại, 7 tiêu chí của LHQ chỉ đặt trọng tâm vào yếu tố nhân bản và nhân văn mà không đếm xỉa tới chiến thắng hay sức mạnh quân sự. Việt Nam đã từng tự hào đã từng thắng cả 3 Đế quốc sừng sỏ (Nhật, Pháp và Mỹ) song lại nổi danh vì hành động “Cái Bang” (xin viện trợ từ nhiều quốc gia và quỹ ODA) nên LHQ đã khinh thường mà xếp hạng gần áp chót 124/125; Staline đã từng bị cáo buộc sát hại 30 triệu người và Nga hiện thời đã chiếm bán đảo Crimea, gây nội chiến tại Ukraina, do vậy mới đứng thứ 95; còn Mao Trạch Đông cũng đã bị cáo buộc sát hại 60 triệu người và với chính sách ma giáo độc đảng, song vì là cường quốc thứ hai về kinh tế nên LHQ đã nể sợ không dám vuốt râu hùm nên đành gán cho hạng 107.

Ghi Chú

  1. Ireland (Ái Nhĩ Lan)
    Xưa kia quốc đảo Ireland nằm trong Vương quốc Anh, nhưng sau này đã tách ra khỏi Anh và phân chia làm 2 quốc gia: Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan (Repulic of Ireland) chiếm 5/6 diện tích đất nước với số dân 4.6 triệu người và Bắc Ái Nhĩ Lan (Northern Ireland) chiếm 1/6 diện tích còn lại với số dân 1.8 triệu người vẫn còn nằm trong Vương quốc Anh (giống như Scotland và xứ Wales). Diện tích của đảo quốc là 32.595 km2, tuy hai thể chế khác nhau, nhưng chung một đường biên giới và đều nằm trong Cộng Đồng Chung Âu châu. Ireland được coi là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất toàn cầu vì có GDP cao nhất và đứng thứ 7 trong những quốc gia phát triển nhất thế giới (theo Chỉ số Phát triển của LHQ), ngoài ra, còn được nằm trong nhóm 10 thị trường đầu tư kỹ thuật sạch theo Chỉ số Kinh tế Xanh Toàn cầu năm 2014 (2014 Global Green Economy Index) vì quốc gia này đã sử dụng nguồn năng lượng tái sinh (renewable energy) tức là đã tận dụng nguồn năng lượng gió và nước từ năm 2004 để cung cấp điện chạy máy và điện sử dụng cho toàn dân. Tuy chỉ là một quốc gia nhỏ bé (diện tích chỉ bằng 1/10 của Việt Nam và dân số chỉ bằng 1/15 so với nước ta), song Ireland đã từng có 4 nhà văn được giải thưởng Nobel về văn học: William Butler Yeats (1923), George Bernard Shaw (1925), Samuel Beckett (1969) và Seamus Heaney (1995). Nhưng kiệt xuất nhất lại là đại văn hào James Joyce (tuy không được giải thưởng Nobel) với trường thiên tiểu thuyết Ulysses đã từng làm sửng sốt toàn thể văn giới quốc tế vì từ xưa tới nay chưa ai sánh kịp và có thể trong tương lai cũng khó có văn gia nào vượt qua: kỹ thuật viết lách đã đi trước thời đại vài chục năm, điển hình như ở Mỹ là William Faulker (giải thưởng Nobel văn học) và ở Anh là Virginia Woolf đã từng áp dụng kỹ thuật của Ông; hơn thế nữa, trong tác phẩm này Ông đã dùng “cách chơi chữ” (như thể lối “nói lái” của chúng ta, những kiểu riddle, đảo lộn từ trong một chữ…) cũng như đã dùng tới 17 ngôn ngữ mà sau này Thi sĩ kỳ tài Bùi Giáng đã bắt chước trong dịch phẩm Nhà Sư Vướng Lụy (Đoạn hồng linh nhạn ký) tức The Lone Swan (nguyên tác của Đại sư Tô Mạn Thù tức Su Man Shu 1833-1918). Trong khi dịch, Ông đã viết vừa Việt vừa Hán (chữ Nho được phiên âm theo âm Hán Việt) lại thêm cả Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha…; ngoài ra, khi thì dùng văn xuôi, khi thì dùng văn vần (thường là thể thơ lục bát), khi thì trích cả một câu trong ca khúc Mùa Thu Chết của Phạm Duy, khi là một vài bài thơ của Byron, Gerard de Nerval, Appollinaire, Goethe, Heinrich Heine, Emily Bronte, Beaudelaire, Virgil… Bùi Giáng cũng dùng cách “nói lái” và cũng “chơi chữ” trong khi biên dịch. Dịch phẩm này đã được nhà xuất bản Võ Tánh in lần đầu năm 1969 tại Saigon và nay được sửa chữa và tái bản do nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành năm 2002 tại Tp. HCM.
    Ngoài ra, bộ môn túc cầu cũng luôn luôn đứng vào hạng khá trên thế giới: cứ mỗi kỳ World Cup thì Ireland vẫn lọt vào trong nhóm 32 đội thi đấu vòng loại.
    Ireland chủ trương thuần khiết dân tộc, tức là không chấp nhận người ngoại quốc nhập tịch, do vậy, gần như không có Thuyền nhân Việt Nam tại nước này. Những du học sinh hay những người ngoại quốc làm việc tại xứ sở này, nếu sinh con cái ngay tại nơi đây thì con cái họ cũng không được phép mang quốc tịch Ireland. Trái với luật của Mỹ: bất kỳ nữ du khách ngoại quốc đẻ con ngay trên phi cơ hay tàu thủy trực chỉ vào Mỹ thì lập tức bé sơ sinh đó mang quốc tịch Hoa Kỳ. Chính vì thế mà đất nước này chỉ toàn người Ireland nên họ dễ hòa đồng và thông cảm với nhau, do vậy, đất nước của họ mới xinh đẹp, sạch sẽ, không ô nhiễm môi trường, dân chúng hiền hòa và hiếu khách, không trộm cướp… song mức sinh hoạt khá cao và đắt đỏ đối với du khách Việt Nam.

  2. Trung Cộng
    Người Tàu (vua chúa và tướng quân) khi xưa vốn ngu muội và hiếu sát, dù Khổng giáo (với Khổng Tử và Mạnh Tử) ra sức xiển dương “tam cương ngũ thường” cũng như “nhân, nghĩa, lễ, trí và tín,” song dân chúng cũng không giảm tính man di; đặc biệt là giới tướng lãnh vì họ chủ trương “tận trung báo quốc” nên sẵn sàng giết kẻ trái ý. Lịch sử đã cho thấy Bàng Quyên, Ngô Khởi, Bạch Khởi… đã tàn sát hàng triệu địch quân trong thời Đông Chu Liệt Quốc. Những bậc thức giả có tinh thần nhân văn, nhân bản cũng như có đức hiếu sinh… như Khổng Tử, Mạnh Tử (chủ trương nhập thế), Mặc Địch (chủ trương thuyết Kiêm Ái)… chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay; do vậy, tàn ác và ngu muội luôn luôn trấn ngự tính thiện lương và tri thức. Phải chăng vì thế mới xuất hiện Lão Tử và Trang Tử muốn dùng học thuyết Vô Vi (chủ trương xuất thế) để giúp mọi người dễ xa lánh cõi đời. Lịch sử đã chứng minh rằng người Tàu rất hiếu sát (thí dụ như Bạch Khởi sát hại gần 400.000 tù binh thời Chiến Quốc để đề phòng hậu hoạn). Trong cuốn “Phong Nhũ Phì Đồn” (Báu Vật Của Đời), tác giả Mặc Ngôn (giải thưởng Nobel văn học năm 2012) đã thuật rằng trong cuộc chiến Quốc Cộng thì đầu tiên phe Tưởng Giới Thạch cầm tù được 1 sư đoàn Hồng quân, nhưng chỉ giết vài chục sĩ quan chỉ huy và tha mạng tất cả lính tráng; song vài ba năm sau, phe Hồng quân thắng thế và bắt được 1 sư đoàn địch quân, nhưng lần này cả sư đoàn tù binh đều bị bắn bỏ hết. Người ta đã ước tính rằng trong thuở sinh thời Mao Ze Dong đã sát hại 60 triệu người Tàu: trả thù phe Tưởng Giới Thạch bị thua trận, cuộc chiến chống Phát Xít Nhật, Vạn Lý Trường Chinh, cải cách ruộng đất, Công xã Nhân dân, Bước Nhảy Vọt, Cách mạng Văn hóa, Đấu tố, Trăm nhà lên tiếng (Bách gia tề minh), Hồng Vệ Binh… Trong đó đáng kể nhất là vụ sát hại hai “công thần.” Thủ tướng Chu Ân Lai (khi bị nghi là chống đối Giang Thanh), đã bị giam lỏng, dù đang bị bệnh lao nặng song vẫn không được điều trị đến nỗi phải chết vì bệnh. Tướng Lâm Bưu (khi bị nghi phản Đảng) cũng được Mao Chủ tịch mời tới hội họp, khi tan cuộc họp thì cả hai vợ chồng leo lên xe ngồi và chiếc xe bị nổ tung cao lên hàng chục thước khiến hai vợ chồng và tài xế chết banh xác.
    Năm 1999 Tổng Bí Thư Đảng CS Giang Trạch Dân và bè lũ đã ra lệnh cho quân đội dùng chiến xa cán chết hàng ngàn người biểu tình vì hàng trăm ngàn sinh viên và học viên Pháp Luân Công đòi Đa đảng tự do. Sau đó những học viên Pháp Luân Công trên Hoa lục và toàn cầu đã đi thu gom chữ ký để kiện Giang Trạch Dân và bè lũ về tội sát hại những người theo Pháp Luân Công trước Tòa Án Quốc Tế La Haye. Trong tháng 1 năm 2004, tại 12 quốc gia đã có 16 vụ án tố cáo Giang Trạch Dân và bè lũ liên hệ đến sự đàn áp vì những cáo buộc tra tấn, tội ác đối với nhân loại và sát hại chủng tộc. Theo Wikipedia, “Ngày 18/11/2009 Tòa Án Tây Ban Nha đã truy tố 5 quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung quốc vì vai trò của họ trong tội ác tra tấn và diệt chủng chống lại các học viên Pháp Luân Công….” Các bị cáo là: Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm và Ngô Quan Chính phải đối mặt với sự dẫn độ nếu họ đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha, và còn bị 20 năm tù giam vì tội cố sát.
    P. Kim Long
    E-mail: pklong9@gmail.com
    Saigon, 2015

HỌC VẤN SUY ĐỒI

HỌC VẤN SUY ĐỒI
P. Kim Long

Xưa kia Chính trị gia kiêm Tư tưởng gia Quản Di Ngô thời Đông Chu Liệt Quốc đã đề xuất chính sách giáo hóa dân chúng bằng câu: “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc, thập niên chi kế mạc như thụ mộc, chung thân chi kế mạc như thụ nhân.” (Kế sách 1 năm không gì tốt hơn là trồng lúa, kế sách 10 năm không gì hay hơn là trồng cây, kế sách trọn đời không gì bằng đào tạo nhân tài.) Đó là đường lối của bậc chính nhân quân tử khi làm chính trị muốn cho dân giàu nước mạnh bằng cách đặt trọng tâm trong việc giáo dục đào tạo nhân tài, chứ không phải bằng thủ đoạn mưu mô xảo quyệt như Machiavel bên Ý ngày xưa. Ý tưởng của Quản Tử cũng tương tự với câu nói của Triết gia Plato ngày xưa như sau: “By education I mean that training in excellence from youth upward which makes a man passionately desire to be a perfect citzen, and teaches him to rule, and to obey, with justice. This is the only education which deserves the name.” (Tôi muốn nói rằng giáo dục tối ưu là đào tạo một người từ khi còn ở tuổi thanh niên để làm sao hắn luôn mong ước trở thành một công dân hoàn hảo, và dạy hắn biết cách chỉ huy và tuân lệnh đúng cách.) Ngoài ra, Hiền triết Aristotle cũng nhấn mạnh thêm tới việc giáo dục tâm hồn như sau: “Educating the mind without educating the heart is no education at all.” (Giáo dục trí tuệ mà không chịu giáo dục tâm hồn thì không phải là giáo dục.) Nhà Hiền triết Diogenes cũng đã từng nói như sau: “The foundation of every state is the education of its youth.” (Sự hình thành một đất nước chính là giáo dục thanh thiếu niên.)
Tư tưởng của cổ nhân Đông và Tây luôn tương đồng trong việc giáo dục và đào tạo nhân tài. Ngay cả Đại văn hào Victor Hugo cũng nhấn mạnh tới chuyện dạy giỗ thanh thiếu niên: “He who opens a school door, closes a prison.” (Ai biết cách mở cửa trường học, thì ngươi đó có thể đóng cửa được nhà tù.) Đồng thời nhà giáo dục lừng danh của Mỹ là John Dewy cũng đã chủ trương như sau: “Education is not a preparation for life; education is life itself.” (Giáo dục không phải là sửa soạn cho cuộc sống, song giáo dục chính là cuộc sống vậy.)
Cựu Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan luôn chủ trương như sau: “Education is a human right with immense power to transform. On its foundation rest the cornerstones of freedom, democracy and sustainable human development.” (Giáo dục là một loại nhân quyền với quyền lực vô biên để biến cải. Trên nền móng đó đã có những nền tảng của tự do, dân chủ và sự phát triển nhân tính bền vững.) Cố Tổng Thống Nelson Mandela bên Nam Phi cũng nhấn mạnh tới sự giáo dục: “Education is the most powerful weapon which you can use to change the world.” (Giáo dục là vũ khí quyền uy nhất mà bạn có thể dùng để thay đổi thế giới.)
Tóm lại, giáo dục là vấn đề tối quan trọng vì nhờ đó mà quốc gia có thể trường tồn vững mạnh; ở trong thì dân chúng an vui, no ấm vì được học hành tử tế và làm việc đúng khả năng nên không trộm cướp, hoặc làm nghề bất lương… mà ở ngoài thì những quốc gia láng giềng không dám xâm phạm lãnh thổ cũng như giữ được mối giao hảo với những quốc gia gần xa tạo điều kiện giao thương thuận tiện khiến dân giàu nước mạnh. Song nếu giáo dục kém hoặc không biết cách giáo dục thì dân chúng trở nên bạc nhược, thất nghiệp nhiều, nhiều tệ nạn xã hội… dẫn đến tình trạng tụt hậu về kinh tế, chính trị và văn hóa. Người ta có thể căn cứ vào những bài luận, tập làm văn, tiểu luận, phát biểu … của học sinh, sinh viên, giáo viên, nhà làm văn hóa… để đánh giá nền giáo dục đó. Tôi xin tạm nêu ra một số dẫn chứng dựa trên Báo & Đài mà mọi người đều đã đọc và nghe qua. Tôi xin lấy ra mấy bài báo đề cập tới học sinh trung học, giáo chức, nhà làm văn hóa… đã tốt nghiệp đại học.
1. Học sinh
1.1. Sai những lỗi sơ đẳng
Học sinh trung học thời nay thường mắc những lỗi sơ đẳng trong cách hành văn: câu không gãy gọn, không xuống dòng (ở những đoạn khác ý, hoặc cả bài dài vài trang), không dùng dấu ngắt câu (phẩy, chấm phẩy, chấm), thích viết xuống dòng (xuống dòng một cách tùy tiện dù hai câu có cùng ý tưởng), không viết hoa (chữ đầu dòng, đầu câu, những địa danh và nhân danh, thí dụ: tây ban nha, bắc kinh, nguyễn du, lão tử), sai chính tả của những từ rất thông thường (lo nắng, no nắng thay vì lo lắng, cơm lước thay vì cơm nước, đoạn quối câu chuyện thay vì đoạn cuối câu chuyện, cuốc gia thay vì quốc gia, cái quốc thay vì cái cuốc, mùa suân thay vì mùa xuân), dùng sai chữ (thí dụ: “Thân thể ông lái đò rất tráng lệ” thay vì phải viết “Thân thể ông lái đò rất cường tráng.” – “Ý chí của người dân đang ở mức tuột đỉnh” thay vì phải viết là “Ý chí của người dân đang ở mức tột đỉnh.” – “Những cuộc giao hữu của quân ta và quân địch” thay vì phải viết “Những cuộc giao chiến của quân ta và quân địch.” – “Đoạn thơ trên thể hiện tâm chạng vui xướng, hí hửng của tác giả” thay vì phải viết “Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng vui sướng, hớn hở của tác giả.”
1.2. Ý tưởng ngô nghê
Dưới đây là vài đoạn trích trong bài Đọc Văn Muốn Khóc của Hoàng Trực Ngôn đăng trong Đặc San Công An, thứ Bảy 16.10.2004.
1.Bài làm của em học sinh lớp 11, trường PTTH Cái Bè, khi nói lên cảm nghĩ về Nguyễn Du với tác phẩm Kiều:
… “Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Liều” hay còn gọi là “Đoạn trường thất thanh.” Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta…”

2.Bài làm của em N.A.T. lớp 10, trường PTTH Hà Đông, nói lý do thích tác phẩm mình đã đọc:
“… Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa… Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn.” Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó…”

  1. Thầy giáo
    Tri thức và học vấn của một số của Giáo chức lại còn tệ hại hơn nữa vì thiếu hiểu biết về những đề tài liên quan tới bộ môn giảng dạy.
    Nhà Giáo Ưu tú Hoàng Như Mai, đã viết nhiều sách giáo khoa (XHCN gọi là giáo trình) mà trong đó thường đả kích kịch liệt nền văn hóa/văn học Pháp (Thực dân Pháp tại Việt Nam trước năm 1945) và văn hóa Mỹ Ngụy nhằm ca tụng sự anh minh và tài ba của “Bác kính yêu.” Được thể xông lên, Ông đã không ngần ngại tuyên bố một câu “xanh dờn” khiến nhà trí thức khoa bảng Trần Ngọc Thêm đã phải dùng làm trích dẫn cho sách của mình (Văn Hóa Việt Nam: Đặc Trưng & Cách Tiếp Cận, do nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành năm 2003): “… Pháp thua trận Điện Biên Phủ năm 1954 như một sự hấp hối của nền văn minh Pháp Việt và như một sự sụp đổ của nền văn minh Pháp.” Câu nói này thật quá “khiếp đảm!” Chẳng có một trí thức nào mà lại nói như thế vì câu đó hoàn toàn sai về ý và ngữ nghĩa. Chắc Nhà Giáo này đã hiểu sai ngữ nghĩa của từ “văn minh” nên mới mạnh miệng nói như trên. Nhà Giáo ưu tú của XHCN Việt Nam đã hoàn toàn sai lầm khi đồng hóa “sự bại trận” (binh lược) với “nền văn minh” và đồng thời cũng hoàn toàn sai khi dùng nhóm từ “nền văn minh Pháp Việt” vì từ xưa tới nay “không hề hiện hữu một nền văn minh Pháp Việt (thời gian Thực dân Pháp đô hộ Việt Nam)” mà chỉ có “chính sách Pháp Việt đề huề,” hoặc “chế độ Thực dân Pháp tại Việt Nam.” Đại khái, muốn nói cho đúng thì câu trên cần phải sửa lại như sau: “Sự kiện Pháp thua trận Điện Biên Phủ năm 1954 được coi như một sự chấm dứt chế độ Thực dân Pháp tại Việt Nam sau gần 100 năm đô hộ.”
    Nội dung chương trình Ai Là Triệu Phú trên đài VTV3 do MC Lại Văn Sâm đảm trách ngày 9.1.2007 đã làm khán thính giả sững sờ vì trình độ học vấn của vài người dự cuộc đố vui. Giảng viên trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Thái Bình là Nguyễn Thị Tâm 27 tuổi đã trả lời rằng Cô chưa hề nghe nói tới Tự Lực Văn Đoàn, do vậy, Cô nghĩ có thể là tên một gánh Cải lương, rồi Cô lại khẳng định rằng Nhất Linh là một nghệ sĩ cải lương, còn các ông Hoàng Đạo, Thạch Lam và Khái Hưng thì Cô không rõ có phải là nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh hay không. Theo thông lệ, Chương trình Đố Vui cho phép Cô được dùng điện thoại cầu cứu bất kỳ ai mà Cô quen biết. Sau đó Cô nói rằng Đồng nghiệp này là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng có thể giúp Cô trả lời câu hỏi. Nhưng Đồng nghiệp này (dạy chung tại Đại học) cũng đáp sai tất cả những câu hỏi về Tự Lực Văn Ðoàn và lại nói rằng Hoàng Ðạo không phải là anh em với Nhất Linh và Thạch Lam.
    Cô giáo Hà Thị Thu Thủy, đã từng là học sinh chuyên của trường Hùng Vương ở tỉnh Phú Thọ, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Hà Nội, hiện là Giáo viên trường THCS Lomonoxop. Khi chấm bài “Canh gà Thọ Xương” đã phạm sai lầm đáng tiếc vì đã cho chữ “canh gà Thọ Xương” là một món ăn (chắc Cô tưởng đó là chicken broth mang thương hiệu Thọ Xương, hay nước cốt gà Brand’s bày bán trên thị trường). Có lẽ Giáo viên này không biết rằng từ Hán Việt “canh” vốn có vài ba nghĩa (canh = 1. Khoảng thời gian 2 tiếng vào lúc đêm khuya; 2. Thay đổi, sửa đổi; 3. Cày ruộng; 4. Một thứ nước hầm với rau hay thịt). Chữ “canh” trong câu thơ này có nghĩa là “Khoảng thời gian trong đêm khuya…” Văn chương bình dân có câu ca dao như sau: “Canh một dọn cửa dọn nhà, Canh hai dệt vải, canh ba đi nằm…” Do vậy, “canh gà Thọ Xương” chỉ có nghĩa là gà ở huyện Thọ Xương đã gáy báo hiệu đã sang canh năm (tức giờ Dần từ 3 tới 5 giờ sáng).

  2. Tác giả sách

Một số tác giả biên soạn sách, do học lực kém, không sáng dạ, không biết suy luận, không thông thạo ngoại ngữ, không chịu tham khảo tài liệu… nên đã đã dẫn đến tình trạng ngộ nhận trong sáng tác của mình. Đôi khi họ đã bắt chước hành vi “đạo văn” của tên “cẩu Hoàng đế” (tên do Học giả Hồ Hữu Tường gán cho Huáng Dì vốn là tên một vua Tàu được sử gia Tàu coi là tổ sư văn hóa của người Tàu).
Cố Linh mục kiêm Giáo sư Kim Định đã trước tác nhiều sách về văn hóa Việt Nho, đáng kể nhất là cuốn Việt Lý Tố Nguyên (nhà xuất bản An Tiêm ấn hành tháng 2 năm 1975, tại Saigon) trong đó nêu những đặc sắc văn hóa của người Việt cổ xưa vốn có một nền văn hóa và văn minh cao hơn của người Tàu. Nhưng tất cả những sách xuất bản tại miền Nam trước năm 1975 đều bị Nhà Nước xếp vào “văn hóa phẩm của Mỹ Ngụy,” hoặc “văn hóa đồi trụy” nên đều bị hỏa thiêu trong năm 1976. Song còn một số sách nằm trong Thư Viện Quốc Gia (tọa lạc trên đường Lý Tự Trọng bây giờ) vì tất cả sách báo xuất bản tại miền Nam trước năm 1975 đều phải nạp lưu chiểu cho Thư Viện Quốc Gia và Bộ Thông Tin rồi sau mới được phép bày bán trong những nhà sách trên toàn cõi miền Nam Việt Nam. Do vậy, giới độc giả trẻ trong nước hiện nay gần như không biết rằng xưa kia ở miền Nam đã từng có cuốn Việt Lý Tố Nguyên. Hiện nay chỉ có một số Cán bộ cao cấp trong ngành văn hóa mới được phép vào tham khảo những sách báo của chế độ cũ trong Thư viện nói trên. Nhưng sau năm 1995 hai Giáo sư lừng danh đã biên soạn hai tài liệu (có nội dung giống cuốn Việt Lý Tố Nguyên) để giảng dạy cho sinh viên của mình: Giáo sư Tiến sĩ Trần Quốc Vượng với cuốn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam (dày 240 trang, do nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành năm 1977) và Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm với cuốn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam (dày 382 trang, do Trường Đại Học Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh ấn hành năm 1996). Cả hai cuốn trên đều được Báo & Đài cổ vũ nhiệt tình và đều được công nhận làm sách giáo khoa để giảng dạy cho sinh viên trên toàn quốc. Nhưng cả hai cuốn trên đã “thuổng” văn và ý từ cuốn Việt Lý Tố Nguyên của cố Linh mục Kim Định. Nhà văn Trần Mạnh Hảo đã “bật mí” hành vi đạo văn trong hai số báo Văn Nghệ (năm 1996 và 1998) và sau này trong cuốn Văn Học Phê Bình Nhận Diện (dày 490 trang, do nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 1999). Nhà Phê bình Trần Mạnh Hảo đã nói thẳng là hai Giáo sư trên đã chép toàn bộ ý tưởng của Linh mục Kim Định sau khi đã đổi lại lời văn và thêm bớt để xóa vết tích đạo văn! Ông Hảo đã quên không mách nước cách tìm nguyên tác để giúp độc giả tiện dịp so sánh! Tuy nhiên, hiện nay cuốn Việt Lý Tố Nguyên đã được xuất bản tại Mỹ và được bày bán trong vài ba nhà sách trên khu phố Bolsa ở Westminster, bang California. Ngoài ra, Quý Bạn cũng có thể tìm thấy toàn bộ những trước tác của cố Linh mục Kim Định cùng những bài tham luận, biên khảo của trường phái Việt Nho trên 2 websites: www.anviettoancau.net và www.anvietuk.org
Website An Việt Toàn Cầu do Ông Vũ Khánh Thành, vốn là môn sinh của cố Linh mục Kim Định, hiện làm Giám đốc Hội An Việt, đặt trụ sở tại số 12- 14 Englefield Road, London N1 4LS-UK.

Năm 2012 nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin đã phát hành cuốn “Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại,” do ông Đỗ Minh Xuân biên soạn. Ông này tự xưng mình là Kỹ sư (?). Sau nhiều năm nghiên cứu Truyện Kiều, Ông đã san định lại Truyện Kiều bằng cách sửa chữa hoặc bỏ hẳn những từ ngữ Hán Việt mà thay bằng tiếng thuần Việt, hoặc bỏ hẳn những điển tích để dùng nhóm từ thuần Việt. Tác giả cho rằng những thay đổi này sẽ làm Truyện Kiều của Nguyễn Du trong sáng hơn, dễ hiểu hơn và hay hơn nguyên tác. Ông đã sửa và thay thế hơn 1.000 chữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng những chữ mà Ông cho là dễ hiểu hơn, thuần Việt hơn. Truyện Kiều có 3.524 câu thì Ðỗ Minh Xuân đã sửa hơn 1.000 câu thơ, do vậy, nhà “ngâm cứu” này đã “san định” 1/3 tác phẩm của Nguyễn Du.
Ở ngay đoạn đầu của Truyện Kiều, Tác giả Hai Lúa đã thay thế câu “Lạ gì bỉ sắc tư phong” (vốn là câu tóm gọn ý chính của Truyện Kiều) bằng câu nghe rất ngô nghê là: “Mỗi người thứ có thứ không.” Sau đây là cách Cán Ngố “san định” Truyện Kiều:
Mỗi người thứ có, thứ không
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

Hai câu thơ trên đã triệt tiêu luôn ý niệm tài mệnh tương đố, con Tạo đánh ghen với má hồng.. khiến Truyện Kiều của Nguyễn Du trở nên quá ngô nghê như em bé lớp Ba trường làng đang tập làm văn.
Xưa kia Học giả Phạm Quỳnh lừng lẫy một thời đã nói rằng “Truyện Kiều còn, thì tiếng nước ta còn; Truyện Kiều mất, thì tiếng nước ta mất.” Nếu sách của Đỗ Minh Xuân được phổ biến rộng rãi thì “Việt ngữ chắc sẽ trở về thời kỳ Đồ Đá (Stone Age)!” Xưa kia, khi san định Kinh Thi, Khổng Tử đã làm Kinh Thi được trường tồn vì Ngài đã loại bỏ những bài dở, tồi về ý và lời. Nhưng nay ở Trời Việt lại có “học rả ba trợn” cũng học đòi “san định!” Xưa kia, mỹ nhân Tây Thi khi nhăn mặt thì vẻ đẹp càng tăng thêm, song có người đàn bà nọ cũng học đòi nhăn mặt khiến hàng xóm phải chạy dài vì gương mặt giống quỷ dạ xoa!
4. Nhà làm từ điển Việt Nam
Soạn giả Vũ Chất đã biên soạn một cuốn từ điển “để đời.” Đó là cuốn “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh.” Hiện nay cuốn từ điển này rất nổi đình đám vì toàn bộ những giải thích, cắt nghĩa đều hoàn toàn sai và ba trợn. Đôi khi những ngữ nghĩa lại có ý bóp méo, gán ghép, xuyên tạc, hoặc hài hước. Thí dụ:
Ai điếu (dt): Bài văn chia buồn với người đã chết. Anh chị (dt) (lóng): Đàn anh sừng sỏ trong bọn lưu manh. Anh em (tt): Những người cùng một thế hệ có quan hệ ruột thịt với nhau. Nhà có hai anh em. Ẩy (đgt): Xúi giục. Ẩy mèo bắt chuột. Bảnh mắt (đgt): Bảnh mắt thức dậy. Mới bảnh mắt ra đã đi chơi. Bắc thang (đgt): Xúi giục, giúp đỡ. Bắc thang cho con leo. Bắt rể (đgt): Đem rể về nuôi tại nhà mình. Bần đạo (dt): Kẻ đạo sĩ nghèo. Bậy bạ (tt): Quá sai lầm, xấu hổ. Bế mạc: hết dứt buổi hát. Bỡn (đgt): Đùa một cách không nghiêm chỉnh. Ca khúc (dt): Bài hát ngắn gọn, mạch lạc. Cảnh giác (đgt): Báo cho biết trước, thức tỉnh. Cào cấu (đgt): Cào và cấu. Cổ kính (tt): Rất cổ với vẻ y nghi. Tòa nhà cổ kín. Chết (đgt): Hết sống. Chị (dt) Người con gái cùng cha, cùng mẹ sinh ra trước mình. Chờm (đgt): Áp vào da thịt một vật gì cho bớt đau. Chờm nước nóng. Chườm: Áp vật nóng hoặc lạnh vào da để làm giảm đau hoặc giảm sốt. Chườm nước nóng”). Dằng co (đt): Lôi kéo dây dưa không dứt. Dờn (tt): Có màu xanh mét. Nước da xanh dờn. Đền (dt): Chỗ vua ở, chỗ thờ phụng lớn. Đền đài. Đồn trưởng : trưởng đồn. Ếch (dt): Loại nhái mình lớn, thịt ngon. Chụp ếch. Lâu đài: lầu và đền đài. Nắn bóp: nắn và bóp. Tiểu sản: Đẻ non. Tiết dục: Hạn chế sự sinh sản. Tù trưởng: Người đứng đầu trông coi tội nhân. Thơ ngây: ngây thơ…
Lối giải thích trên thực là độc nhất vô nhị, trước đó hàng ngàn năm và sau đó hàng ngàn năm cũng chưa ai làm như thế cả! Trước tác trên đã làm Từ điển gia Vũ Chất lưu xú ngàn thu! Mười ba năm sau khi từ điển trên được xuất bản thì sáng tác độc đáo của Vũ Chất mới bị phanh phui! Rồi sau đó một số nhà xuất bản Trẻ, Hồng Đức, Thanh Niên… lại chối không thừa nhận đã in ấn cuốn trên. Cuối cùng Nhà Nước đành thu hồi toàn bộ cuốn Từ điển nói trên mà cũng không biết Vũ Chất là ai và cũng không biết những nhà xuất bản trên có thực sự xuất bản cuốn từ điển trên hay không. Tóm lại, tuyệt chiêu “ăn vụng chùi mép” quá hay, nên cuối cùng huề cả làng!
5. Nhà văn
Tôi vốn rất dị ứng với giới văn sĩ nước ta vì một số học hành kém (ngoại trừ Nhất Linh và vài ba người khác), kiến thức nông cạn, nói sai sự thực, nâng bi… nên trong những truyện, tiểu thuyết của họ thường nhiều lỗi chính tả, câu văn không gẫy gọn, lủng củng, rườm rà… Điển hình như nhà văn Lê Văn Trương một thuở nào, Dương Hà, Bà Tùng Long, Bà Lan Phương… Tôi luôn ngưỡng mộ William Faulkner với kỹ thuật “inverse chronology” (đảo lộn niên lịch) và “interior monologue” (độc thoại nội tâm) và Virginia Wolf với kỹ thuật “stream of consciousness” (dòng tiềm thức), ngoài ra, họ còn khai thác ý niệm của S. Freud, S. Kierkegaard, M. Heidegger… làm say đắm người đọc. Và sau vào thập niên 60 và 70 ở Pháp lại có Lý thuyết gia về “tiểu thuyết mới” (Nouveau Roman) là Alain Robbe-Grillet với sự hợp tác của Nathalie Sarraute và Michel Butor… đã định hướng văn học theo một chiều khác. Tóm lại, văn học thế giới đã không ngừng tiến triển, nhưng giới văn sĩ Việt Nam lại gần như không thích dùng những kỹ thuật trên và cũng phớt lờ những trào lưu văn học và triết học mới! Thật đúng là ngố. Tôi thường đọc một số tiểu thuyết ngoại quốc (hoặc viết bằng Anh ngữ hay qua dịch thuật) thì nhận thấy văn giới của chúng ta tụt hậu cả vài chục năm so với giới viết lách Âu Mỹ. Điển hình như cuốn The Exorcist (Quỷ Ám) của William Peter Blatty viết cách đây 50 năm, đã đạt tới trình độ tuyệt kỹ vì truyện đan xen cách trị liệu bệnh tâm thần (song thực sự là chứng quỷ ám) bằng bùa chú kết hợp với Tây Y và Phân Tâm học (Psychiatry) và điều tra hình sự. Do tính cách đó mà cuốn truyện rất hấp dẫn. Hiện nay, tác giả Dan Brown rất ăn khách và nổi tiếng vì một loạt mấy cuốn truyện như: The Deception Point (Điểm Dối lừa) năm 2001, The Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci) năm 2003, The Lost Symbol (Biểu tượng Thất truyền) năm 2009 và Inferno (Hỏa ngục) năm 2014. Ngoài trừ cuốn The Deception Point (đề cập tới khoa học), còn ba cuốn kia đều nói tới nền hội họa của Ý đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật khi mà những họa phẩm được thể hiện trên trần hoặc tường của những nhà thờ ở Tòa Thánh Vatican hay ở Venise… lại giấu kín những khám phá khoa học đi trước thời đại mà những tác giả thiên tài sợ một khi bị phát hiện sẽ có hại cho nhân loại nếu chúng lọt vào tay kẻ xấu. Do vậy, những truyện trên vừa có tính khoa học giả tưởng, vừa có tính cách điều ra tội phạm và truy lùng kẻ sát nhân hàng loạt đồng thời lại vinh danh những nhà hiền triết và học giả của Hội Tam Điểm (Free Mason) đã cống hiến nhiều kỳ tích cho nhân loại. Giải thưởng Nobel văn học năm 2006 đã được trao cho nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ kiêm giáo sư thỉnh giảng là Orhan Pamuk: cuốn My Name Is Red (Tên tôi là Đỏ) được viết bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, rồi được Erdag M. Gokna dịch sang Anh ngữ. Cuốn này là tuyệt phẩm chứng tỏ tác giả rất tường tận hội họa trường phái Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh văn hóa Hồi giáo khoảng thế kỷ thứ 7 và 8. Đồng thời cuốn truyện lại là một tổng hợp của vụ án hình sự, điều tra án mạng, xã hội đen, giết người vì kỳ thị tôn giáo hay vì nghệ thuật vị nghệ thuật… lồng trong những cuộc tranh biện triết học và thảo luận về hội họa và điêu khắc. Ngoài ra, năm 2012 giải Nobel Văn học cũng được trao cho nhà văn Mạc Ngôn (Mò Yán) với cuốn Phong Nhũ Phì Đồn (bản dịch Việt ngữ là Báu Vật Của Đời) vì tác giả đã vạch trần chính sách độc tài và tàn bạo trên đất Hoa Lục dưới thời Mao Ze Dong làm chết hơn 60 triệu người: chiến tranh chống Phát Xít Nhật, tranh giành quyền lực với phe Tưởng Giới Thạch bằng cách giết chết hết tù binh để trừ hậu hoạn (dù trước đó phe địch đã từng thả tự do cho cả sư đoàn du kích của họ Mao), đấu tố, tàn sát vì ý thức hệ, trả thù, tù đày… Tác giả đã lấy câu “văn dĩ tái đạo” (mục đích của văn chương là truyền tải đạo lý) mà ở đây là sự thực trong cõi nhân sinh. Xưa kia, người cầm bút luôn tâm niệm “không thể bẻ cong ngòi bút,” tức là không khuất phục cường quyền vì “sĩ khả sát, bất khả nhục” (kẻ sĩ sẵn sàng chết để giữ gìn khí tiết chứ không chịu nhục) như Sử gia Tư Mã Thiên xưa kia thà bị “cung hình” (bị thiến và khắc chữ trên mặt) còn hơn là “nâng bi” và nói sai sự thực. Nếu tiện dịp, Quý Bạn nên tìm đọc: hình như mấy cuốn trên đã được dịch ra Việt ngữ rồi.
Ở Việt Nam thì lại không thế. Điển hình như Xuân Diệu, nhà thơ Tiền chiến, nổi danh về thơ mới vì bút pháp sinh động và sử dụng nhiều từ mang dấu ấn “Tây phương” trước năm 1945. Về phạm trù thi ca thì thi phẩm mang thương hiệu Xuân Diệu là “tuyệt cú mèo,” nhưng về phương diện khác, nhất là vấn đề văn hóa thì thật thậm tệ dở. Theo tạp chí Tiền Phong (số ra ngày 19.8.1946), sau chuyến viếng thăm Pháp năm 1946, Xuân Diệu đã phát biểu một câu “để đời” mà câu này được nhiều người trích dẫn nhất, song những người này đều nông nổi và thiển cận: “… Văn học Pháp đã hết cái thời của nó…” Câu phát biểu này thật “rùng rợn!” Thi sĩ này đã không hiểu ngữ nghĩa của từ “văn học” (literature) và “văn hóa” (culture) của bất kỳ một quốc gia nào. Chẳng có một nhà trí thức nào lại cả gan nói rằng “văn hóa và văn học của bất kỳ một quốc gia nào đã hết thời, hoặc đã chết khi mà quốc gia đó đang còn tồn tại.” Chúng ta chỉ có thể nói rằng chế độ hay thể chế đã suy tàn hay sụp đổ (thí dụ Đế chế La Mã ngày xưa, thể chế Đức Quốc Xã của Hitler, chế độ Xô Viết cũ…) mới có một nền văn hóa và văn học “hết thời của nó,” hoặc “theo nấm mồ văn hóa của nó.”

Ghi Chú

1. Quản Tử (725 BC – 645 BC)
Quản Trọng (管仲 = Guăn Zhòng) là một chính trị gia và tư tưởng gia của Trung Hoa thời Xuân Thu (685 BC). Ông còn có tên là Di Ngô, sau này được gọi tắt là Quản Tử. Bão Thúc Nha đã khuyên Tề Hoàn Công bỏ hận thù (xưa kia Quản Tử đã từng bắn suýt chết Tề Hoàn Công khi còn làm Thái tử) để để tin dùng Quản Trọng. Cuối cùng vua Tề phong Ông làm Tể tướng rồi sau là Trọng Phụ để giúp vua khiến nước Tề trở thành hùng cường nhất về thời bấy giờ đồng thời khiến Tề Hoàn Công trở thành bá chủ chư hầu vì Thiên tử nhà Chu chỉ là hư vị. Chính sách “bất chiến vi thắng” tức là tấn công và trừng phạt địch quốc bằng mưu trí, và dùng kinh tế để làm dân giàu nước mạnh. Ông đã hiện đại hóa nước Tề bằng nhiều cải cách: tập trung quyền lực, chia nước ra làm nhiều làng xã và mỗi làng xã lại có riêng một ngành nghề, đánh thuế trực tiếp vào những làng xã, tuyển chọn hiền tài, khuyến khích dân vùng biển khai thác muối và dân miền núi khai thác mỏ sắt. Kế sách “thụ nhân” được nhắc đến trong tác phẩm Quản Tử nằm trong bộ Bách Gia Chư Tử (Trăm lý thuyết gia) liệt kê “Cửu lưu” (9 học phái) gồm: Nho gia (Rú jiā = Confucians), Đạo gia (Dào jiā = Daoists), Âm Dương gia (Yīn yáng jiā = the Yin Yang), Danh gia (Míng jiā = Logicians), Pháp gia (Fă jiā = Legalists), Mặc gia (Mò jiā = Mohists), Tung Hoành gia (Zhòng Héng jiā = Political Strategists/Diplomats), Tạp gia (Zá jiā = Miscellaneous & Eclectics) và Nông gia (Nóng jiā = Agriculturalists)… Song bộ sách này quá dày (vài ngàn trang) và rất mắc tiền, nên chỉ vương tôn công tử mới đủ điều kiện sở hữu sách này. Do vậy, những lời của Quản Tử đã rải rác nằm trong những sách Hán Thư, Nghệ Văn Chí… song được rút gọn thành “Nhất niên chi kế, thụ cốc; thập niên chi kế, thụ mộc; bách niên chi kế thụ nhân.” (Kế sách 1 năm là trồng lúa, kế sách 10 năm là trồng cây; kế sách 100 năm là đào tạo nhân tài.) Lâu dần, câu trên trở thành sáo ngữ, rồi mọi người không còn biết ai là tác giả nữa.Tình trạng này cũng giống một số ca khúc thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam được mọi người ưa chuộng nên ca hát tối ngày.. . đến nỗi nhiều khi chúng ta không còn biết tên ca khúc và tên nhạc sĩ nữa.

2. Machiavel (1469-1527)
Tên Ý của Ông là Nicolo Machiavelli, đã giữ nhiều chức vụ ngoại giao ở Ý, Pháp và Đức. Sau khi bị trục xuất khỏi chính trường, Ông đã viết nhiều sách về chính trị và lịch sử. Trong số đó nổi bật là cuốn Le Prince (Quân vương), Discours sur l’Art de Guerre (Diễn văn về nghệ thuật chiến tranh); ngoài ra, Ông còn sáng tác vài vở hài kịch (vốn là trào lưu thời bấy giờ, điển hình như Kịch tác gia Pháp là Molière) là: La Mandagore (1520) và La Cizia (1525). Vốn thừa hưởng tư tưởng chính trị triết học của trường phái Hy Lạp, Ông không thiết tha tới chính sách tốt đẹp mà lại chủ trương một trật tự mới (đạo đức, tự do…) khiến Nhà nước được toàn quyền định đoạt số phận mọi người. Ý tưởng của Ông đã khơi nguồn cho những chính trị gia độc tài bên trời Âu trong những thế kỷ 18 và 19 đã dùng đủ mọi cách để đạt được mục tiêu.

3. Plato (427- 348/347)
Người Anh Mỹ gọi là Plato, còn người Pháp gọi là Platon. Là Triết gia Hy Lạp, Ông đã từng là đệ tử của Hiền triết Socrate, đã đi nhiều nơi rồi cuối cùng về Athènes để mở trường học lập môn phái của mình. Ông đã trước tác nhiều tác phẩm bàn luận đủ mọi đề tài về triết, đạo đức, chính trị… Tác phẩm chính là: Le Banquet, Phédon, La République, Phèdre, Parménide…

4. Socrate (470 – 399 BC)
Là Hiền triết Hy Lạp, Ông đã không viết lách gì song nhờ ba đệ tử mà Ông được người đời biết đến: Aristophane chuyên nhạo báng thầy, Xénophon đề cao sư phụ như một nhà đạo đức đơn giản, còn Plato luôn trích dẫn những lời của sư phụ trong trước tác để đời Dialogues. Thuở đương thời, mọi người tôn thờ Ông như một vạn thế sư biểu. Không muốn thấy cảnh chiến tranh tàn sát dân lành, Ông đã phản đối cuộc chiến khiến nhà độc tài xứ Athènes đã bắt ép uống thuốc độc với tội danh bất kính với Thượng đế và làm sa đọa tinh thần thanh niên.

5. Aristotle (384 – 322 BC)
Ông là nhà Hiền triết Hy Lạp, đã từng là sư phó cho Đại đế Alexandre. Ông đã trước tác nhiều sách bao quát nhiều vấn đề về triết học, đạo đức, siêu hình, luận lý, chính trị, sinh vật…

6. Victor Hugo (1802 – 1885)
Tuy là con một tướng lãnh, Ông lại theo nghiệp văn chương. Ông đã viết nhiều thể loại như thơ, anh hùng ca, tiểu thuyết… Nổi tiếng là cuốn Les Misérables (Những kẻ khốn cùng), Notre Dame de Paris (Nhà thờ Đức Bà)… Văn học Pháp xếp Ông là đại văn hào, khi chết Ông được làm lễ quốc tang.

7. John Dewy (1859 – 1952)
Ông là Triết gia kiêm Giáo dục gia người Mỹ. Ông đã viết nhiều sách về giáo dục và đã chủ trương một nền giáo dục thực tiễn.

8. Nelson Mandela (1819 – 2013)
Là chính trị gia và thủ lãnh phong trào ANC đòi tự do và độc lập cho người Nam Phi, Ông đã cầm đầu nhóm chiến binh da đen chống lại sự cai trị tàn bạo và kỳ thị chủng tộc do một thiểu số Da Trắng nắm quyền từ trăm năm qua trên đất Nam Phi. Bị bắt năm 1962, Ông đã ngồi tù hơn 30 năm trong chế độ Apartheid vô nhân tính lừng danh quốc tế. Cuối cùng, do LHQ can thiệp, chế độ phân biệt chủng tộc đã cáo chung và Ông đã được phóng thích năm 1990, rồi sau đó làm Tổng Thống Nam Phi.

9. Canh gà Thọ Xương
Nguyên văn bài thơ “Hà Nội tức cảnh” của Dương Khuê như sau:
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Bài thơ trên mô tả cảnh Hà Nội thuở xưa lúc sớm mai mờ hơi sương: vang vọng tiếng chuông chùa Trấn Vũ ở Hồ Tây cùng với những tiếng gà gáy (báo sang canh năm) tại Thọ Xương (nay là Nhà Thờ và Nhà Chung ở Hà Nội) hòa cùng tiếng chày giã rộn ràng của làng An Thái vì cư dân làm nghề giấy gió gì đó. Những ý tứ trên rất rõ ràng và xác đáng vì rất hợp với ngữ cảnh (context) trong bài vì không thể nào Tác giả (vốn là danh gia vọng tộc rất uyên bác) lại để “tiếng chuông chùa Trấn Vũ” xen lẫn với món ăn “canh gà Thọ Xương.” Dù có một số ý kiến cho rằng “canh gà Thọ Xương” là một món ẩm thực rất khoái khẩu về thời đó. Đó là ý kiến của một số người căn cứ vào cuốn “Miếng ngon Hà Nội” của nhà văn Vũ Bằng với hai câu sau:
“Tương Bần, cà Láng, dưa La,
Cá rô đầm Sét, canh gà Thọ Xương.”

Tóm lại, chữ “canh” ở đây vốn là từ Hán Việt mà Quan thoại đọc là “gēng” có nghĩa là một khoảng thời gian 2 giờ Dương lịch vào đêm tối. Xưa kia, ta thường chia buổi tối thành 5 canh:
1.Canh một (Nhất canh = yī gēng) tức giờ Tuất từ 19:00 – 21:00; 2. Canh hai (Nhị canh = èr gēng) tức giờ Hợi từ 21:00 – 23:00; 3. Canh ba (Tam canh = sān gēng) tức giờ Tí từ 23:00 – 01:00 giờ sáng hôm sau; 4. Canh tư (Tứ canh = sì gēng) tức giờ Sửu từ 01:00 – 03:00; 5. Canh năm (Ngũ canh = wǔ gēng) tức giờ Dần từ 03:00 – 05:00.

10. Cẩu Hoàng đế đạo văn

Sau khi thắng Si Vưu (đại diện của giống Viêm Việt sống ở miền trung nước Tàu cách đây vài ngàn năm trước Công Nguyên), Hoàng Đế này đã tàn sát kẻ thua trận và nhận tất cả những công trình văn hóa của nòi Viêm Việt là do mình phát kiến. Đây là hành vi đạo văn quốc tế đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Học giả Hồ Hữu Tường đã nói trong cuốn truyện Hồn Bướm Mơ Hoa đã ra mắt độc giả quãng thập niên 40, song đã được nhà xuất bản Nam Cường ấn hành năm 1970 tại Saigon.
P. Kim Long
Email: pklong9@gmail.com
Saigon, 2014

HAY CHỮ LỎNG

HAY CHỮ LỎNG
P. Kim Long

Người mình có tật “dốt” lại dương dương tự đắc làm ra vẻ thông thái; điều này làm ta liên tưởng tới vở hài kịch Le Bourgeois Gentilhomme xưa kia của Kịch tác gia Molière bên Pháp mà Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch là Trưởng Giả Học Làm Sang. Tục ngữ lại có câu “thùng rỗng lại kêu to” cũng hàm ý như thế. Trong sách Luận Ngữ khi xưa có câu “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri; thị tri dã.” Đại ý câu này muốn nói là: biết thì hãy nói là biết; còn nếu không biết thì hãy nói là không biết; đó chính là biết vậy.
Sau đây là một vài trường hợp điển hình ở những người thông thái dởm.
1. Pháp ngữ
Thời Pháp thuộc, đa số người mình thường nói tiếng Tây bồi vì không được học hành tử tế: đó là sai ngữ pháp và phát âm không chuẩn mà người đời gọi là “giọng bồi,” thí dụ: “tút suỵt” (tout de suite = ngay tức khắc), Bà đầm (Madame = bà, quý bà), Me sừ (Monsieur = ông, quý ông), bà sơ (ma Soeur = bà Phước), cắt tó duy ê (quatorze Juillet = ngày 14 tháng 7 là ngày Quốc khánh của Pháp), mẹc xà lù (merde salaud = tiếng chửi như “đồ cứt” hay “con bà nó!”), mau phú tú (je m’enfous tout = tôi cóc cần); com măng xa va (comment ça va? = có khỏe không?), mắm sốt (même chose = cũng như nhau, cùng một giuộc)…
Nhưng một số lại bập bẹ tiếng Tây giả cầy bằng cách ghép những từ Pháp ngữ thành câu không theo mẹo luật ngữ pháp và không theo ngữ nghĩa của Pháp ngữ, song họ lại tưởng rằng người Pháp cũng sẽ hiểu ý định của họ. Đa số những người này là Me Tây (vợ lính hay viên chức người Pháp), quân nhân bản xứ (lính Khố Xanh, Khố Đỏ, bồi bếp…) Thí dụ:
Khi họ muốn nói là “học trò nhà nước đầu bò đầu bướu (cứng đầu, bướng bỉnh) thì họ liền ghép những chữ như: l’élève (học trò); maison (nhà, nhà ở), d’eau (về nước, chất lỏng); beaucoup (rất, nhiều); tête (đầu, thủ); boeuf (con bò). Do vậy, họ đã ghép những từ trên mà bỏ qua mọi quy tắc ngữ pháp: khỏi cần chủ từ (subject), không lưu ý tới động từ đã chia hợp với giống và số của chủ từ, túc từ… và cũng không để ý tới ngữ nghĩa của những từ đó. Sau đó họ phát âm thành tiếng bồi như sau: Lèo lèo me dông đô bố cu tết bớp (= L’élève maison d’eau beaucoup tête boeuf). Song chúng ta phải dịch như thế này mới xuôi tai (đúng ngữ pháp và ngữ nghĩa):
“Les élèves publics sont très têtus” hoặc “Les élèves d’État sont très obstinés.”
2. Anh ngữ
Giữa thập niên 50 khi Hoa Kỳ bắt đầu viện trợ kinh tế và quân sự cho miền Nam Việt Nam thì rất nhiều người Việt (học sinh, sinh viên, công và tư chức) lại đổ xô đi học Anh ngữ; tuy nhiên rất nhiều người vì miếng cơm manh áo đã học vội vàng trong vài ba tháng rồi mua cuốn Từ điển Việt Anh của Lê Bá Kông & Lê Bá Khanh để rồi sau đó ghép những chữ lại mà tự hào có thể tiếp xúc và giao dịch với người Mỹ! Điển hình như sau:
Không sao đâu (hàm ý “không việc gì cả, không bị thương tích gì cả, không làm sao cả, không sao đâu, tôi vẫn bình thường…”) mà câu Anh ngữ tương đương phải là: No problem, Nothing’s the matter, There’s nothing the matter, There’s nothing wrong, hoặc I’m alright.
Song dân ít học lại tra từ điển Anh Việt như sau: Không (là NO), Sao (là STAR) và đâu (là WHERE); để rồi họ hứng chí ghép lại thành câu “No star where!”
Tôi xin tạm trích lược nội dung bài Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc chủ biên khi người đương cuộc tình cờ được dịp đọc một tờ thực đơn song ngữ (Việt & Anh) của một số Restaurants bên California và Nhà Hàng Phúc Hưng ở Quảng Trị.
2.1.Thịt bò lúc lắc
Một số Restaurants của Việt kiều bên Mỹ đã dịch chữ “Thịt bò lúc lắc” thành “Shaky beef.” Có lẽ họ đã tra từ điển Việt Anh thì không thấy chữ “lúc lắc” song họ lại nghĩ chắc chữ này có nghĩa là “lúc la lúc lắc, lắc lư ” như thể khi ta bắt tay mạnh làm rung bàn tay; do vậy họ đã thấy chữ “to shake, shook, shaken” trong nhóm từ “to shake hands” (bắt tay) và cạnh đó có chữ “shaky” nên họ dùng ngay chữ này để cuối cùng thành “shaky beef!”
Bùi Bảo Trúc nói rằng “thịt bò lúc lắc” vốn có hình dạng con xí ngầu, nên phải dịch là “diced beef” thì may ra mới đúng nghĩa.
2.2.Bánh ít trần
Một số chủ Restaurants vùng San Francisco đã ghi trên thực đơn món “bánh ít trần” bằng nhóm từ rất ấn tượng là “Nake savory rice balls.” Do vậy, thực khách Mỹ khi nhìn vào thực đơn này đã “tá hỏa tam tinh” vì tưởng rằng muốn thưởng thức món ngon này thì họ phải khỏa thân ngay trong nhà hàng! Song có lẽ Việt kiều này đã quên Việt ngữ vì hiểu chữ “trần” là “trần truồng” (nude, naked). Bùi Bảo Trúc bỏ qua không dịch, song tôi vẫn thắc mắc vì sao người ta lại gọi là “bánh ít/ếch trần.” Có lẽ, xưa kia người mình chưa phân biệt được âm “ch” và “tr” nên mới đọc sai như thế. Theo từ điển Việt ngữ thì “chần” là nhúng một món ăn vào nước sôi cho tái hay chín, còn “bánh ít/ếch” làm bằng bột gạo nếp có nhân là thịt hay đậu xanh, được gói bằng lá chuối (như bánh chưng, nhưng nhỏ hơn có hình giống như con ếch, song đa phần là hình nón) rồi luộc chín. Vì chữ “trần” được đọc sai từ chữ “chần” nghĩa là “luộc” (to boil), do vậy tôi tạm dịch như sau: Boiled glutinous rice cake (filled with meat and green bean paste).
Điển hình là một vài món ăn độc đáo mà thực khách Anh Mỹ khi đọc xong tờ Thực đơn này sẽ không còn dám ăn nữa! Sau đây là vài món ăn độc đáo trong tờ Thực đơn song ngữ của nhà hàng Phúc Quang nằm trên đường Hùng Vương nối dài ở Quảng Trị.

2.3.Dê hấp xả ớt
Được dịch là Interesting social goat vì “Hai Lúa” nghĩ chữ “hấp” là hấp dẫn (interesting), còn “xả” là “xã hội” (social) vì hắn vốn dốt không phân biệt được dấu hỏi dấu ngã trong Việt ngữ, còn “ớt” thì hắn lờ luôn đi! Song tôi tạm dịch như sau: Steamed goat meat with chilli and citronella vì chữ “hấp” có nghĩa là “làm chín thức ăn bằng hơi nóng, đun cách thủy” (to steam, to braise).

2.4.Dê tái chanh
Được dịch là Finances goat vì “Cán Ngố” đã lộn chữ “tái chanh” thành “tài chánh/chính.” Bùi Bảo Trúc cũng không dịch nhóm từ này, do vậy, tôi tạm dịch như sau: Undercooked /Underdone goat meat in lemon juice vì chữ “tái” có nghĩa là “dở sống dở chín” (half done, undercooked, underdone).

2.5.Ngọc dương tiềm thuốc bắc
Được dịch là Ngoc duong potential medicine vì Dịch giả “đỉnh cao trí tuệ” đã tưởng “tiềm” là “tiềm năng” nên mới phang chữ “potential” vào! Bùi Bảo Trúc cũng không dịch nhóm từ này, nhưng tôi nghĩ rằng “ngọc dương” hình như là “dái dê” (món ăn cường dương) được tiềm (hầm với) thuốc bắc; do đó tôi mới dịch như sau may ra sát nghĩa: Goat penis braised with Chinese drugs vì chữ “tiềm” có nghĩa là “hầm” (to braise = to cook slowly in fat and litte moisture in a closed pot).

2.6.Gà ác tiềm thuốc bắc
Được chuyên viên có “trình độ lớp ba trường làng” dịch như sau: Chicken evil potential bad medicine vì hắn dốt Việt ngữ nên mới cho rằng chữ “ác” là “ác độc!” Nhưng thực sự chữ “ác” ở đây có nghĩa là “đen” vì “gà ác” vốn thịt và da đều một màu đen tuyền mà Y học dân gian nghĩ rằng rất bổ dưỡng. Vậy nhóm từ này phải được dịch như sau may ra mới đúng nghĩa: “Black chicken braised with Chinese drugs.”

2.7.Cá lóc um măng
Được Dịch giả XHCN chuyển ngữ thành Personal Um Cement vì chuyên viên “đỉnh cao trí tuệ” này hiểu “cá” là cá nhân (personal), lại không dịch chữ “lóc” và để nguyên chữ “um,” còn chữ “măng” thì hắn tưởng là “xi măng” (cement).
Bùi Bảo Trúc cũng bỏ qua món ăn này, do vậy, tôi xin tạm dịch như sau: Simmering snake-head and bamboo shoot vì chữ “um” hay “om” là “hầm, đun nhỏ lửa” (to simmer), còn chữ “cá lóc” là “snake-head” và “măng” là “bamboo shoot.”

2.8.Dưa bao tử chấm muối
Nhà Hàng Phúc Quang tại Quảng Trị đã dịch như sau: Melon stomach dot salt vì Hai Lúa đã nghĩ như sau: “dưa” là “melon,” “bao tử” là “stomach,” còn “chấm” là “dot” (dấu chấm, tức period) và “muối” là “salt.”
Bùi Bảo Trúc cũng bỏ qua chữ này, song tôi xin tạm lược dịch như sau: Young melon dipped into salt. Tôi chưa được nhìn thấy và cũng chưa được thưởng thức món ăn này, nhưng cứ theo suy luận thì có lẽ không đúng vì món dưa bao tử chấm muối không phải là món khoái khẩu. Do vậy, tôi nghĩ rằng đó phải là món dưa bao tử muối cho chua (cũng như khi ta muối dưa, muối cà). Do vậy, tôi xin tạm dịch như sau: “Salted young melon” giống như món “dưa leo/chuột bao tử được ngâm dấm.”

2.9.Dồi trường chấm ruốc
Nhà Hàng Phúc Quang chuyển ngữ như sau: Institution dot ruoc vì “Học rả” này không hiểu “dồi” là gì nên bỏ qua, còn chữ “trường” thì lại hiểu là “trường học, cơ sở, học viện” nên đã phang chữ “institution,” còn “chấm” thì hắn không hiểu nghĩa của chữ này là “nhúng, chấm vào” (to dip = to plunge or immerse something momentarily or partially under the surface of a liquid) mà lại tưởng là “chấm câu, dấu chấm” (period, dot), còn chữ “ruốc” thì với trình độ lớp Ba trường làng thì hắn bỏ qua luôn.
Vậy, theo tôi nghĩ: “dồi” là thịt băm trộn gia vị được nhồi vào trong ruột non của heo hay bò, sau đó được sấy lên mà ta gọi là “lạp xường,” còn Tây phương hiểu là “sausage;” còn “ruốc” thì tôi nghĩ là “mắm ruốc” (như mắm ruốc Bà Giáo Thảo vào thập niên 60, nên được hiểu nghĩa là: shrimp paste). Do vậy, tôi tạm dịch là “Sausage dipped in shrimp paste.”

  1. Hán ngữ dịch sang Việt ngữ
    Thời thập niên từ 20 tới 40 thì đa số truyện, thi phú và sách vở Hán ngữ đã được dịch sang Việt ngữ (như Tam Quốc Chí, Hán Sở Tranh Hùng, Đông Chu Liệt Quốc…) do một số ông Đồ (Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính…); đồng thời những học giả thông thạo Hán và Pháp ngữ (Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh…) khi viết báo hay tham luận đều dùng những từ ngữ Hán Việt, tuy nghe rất “thông thái” song mọi người (ngay cả giới bình dân hay người ít học) cũng thông hiểu có lẽ vì từ ngữ Hán Việt đã nằm trong xương tủy và máu huyết của người Việt chúng ta. Chính vì thế, những văn sĩ (Hoàng Ngọc Phách, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Hồ Hữu Tường, Thế Lữ…), thi sĩ (Nguyễn Nhược Pháp, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Tương Phố, Mộng Tuyết, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng…) cùng những kịch tác gia (Vi Huyền Đắc, Vũ Khắc Khoan…) đều được mọi người thông hiểu dù trong tác phẩm của họ có nhiều từ ngữ Hán Việt.
    Tất cả những người Việt đều thích dùng những chữ/từ Hán Việt được phát âm theo giọng Việt ngữ, tuy khi đọc lên thì người Tàu không hiểu gì cả vì hình như giọng đọc Hán Việt của ta là cách phát âm tiếng Quảng của người Tàu khi xưa, hoặc giọng đọc của người Tàu về thời Nhà Đường xa xưa; có lẽ vì thế mà những Ông Trạng (như Mạc Đĩnh Chi) hay sứ thần (như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Du) khi đi sứ sang Tàu khi xưa không phải học tiếng (cách phát âm) Tàu; nghĩa là chữ Nho/Hán khi được người Việt phát âm cũng sẽ nghe hơi giống với chính người Tàu phát âm. Đại khái cũng tương tự như bất kỳ chữ/từ Việt nào được người Bắc, Trung và Nam phát âm, tuy giọng đọc hơi trọ trẹ song người Việt ở cả ba miền đều hiểu được.

Vào khoảng năm 1930 học giả Nguyễn Văn Huyên, trong bài “Văn Minh Việt Nam” đã từng viết như sau: “Nếu tiếng Việt phải đợi đến thế kỷ 19 mới trở thành ngôn ngữ văn minh, đó chính là vì chữ Hán Việt đã là ngôn ngữ bác học và chính thức duy nhất trong gần 2000 năm.” Sau đó, Ông đã xác tín như sau: “… dù thế nào đi nữa, chữ Hán đã có ở Việt Nam vai trò nổi bật. Nó đã để lại những dấu vết không phai mờ trong tất cả các thể chế và các biểu hiện trí tuệ của Việt Nam.” (Trích trong Hồi Ức về Nguyễn Văn Huyên, của Nguyễn Kim Hạnh: trang 450 theo HoiUcNguyenVanHuyen.prc)
Nói chung, tất cả những từ ngữ Hán Việt mà trong Nam (trước năm 1975) sử dụng đều được Báo Đài và giới viết lách ngày nay đổi thành những từ ngữ khác nghe rất “lạ, ngô nghê” mà tôi có cảm tưởng rằng họ làm thế để tỏ rằng họ không hề thua kém chế độ cũ! Tôi xin liệt kê một vài chữ điển hình: sự cố (trục trặc, hư hỏng); tham quan (đi thăm, đi chơi); trúng tuyển Nghĩa vụ quân sự (đi Nghĩa vụ quân sự, đi quân dịch); tư liệu (tài liệu); xuất khẩu (xuất cảng = export); nhập khẩu (nhập cảng = import); cửa khẩu (cảng, hải cảng, phi cảng, giang cảng), khẩn trương (làm nhanh lên, lẹ lên); tranh thủ (cố làm xong)… Sau đây là một vài chữ điển hình.
– hàng không mẫu hạm = háng kong mǔ jiàn = aircraft carrier được Báo Đài gọi là “tàu sân bay.”
– trực thăng phi cơ = zhí shēng fei ji = helicopter, copter, chopper được Báo Đài gọi là “máy bay lên thẳng” nghĩa là máy bay này chỉ có thể bay lên thẳng theo một chiều thẳng đứng (vẫn ở một tọa độ song khác về độ cao thấp); nếu như thế thì chỉ người khùng mới mua báy bay này mà thôi!
– tiềm thủy đĩnh = qián shui ting = submarine được Báo Đài gọi là “tàu/tầu ngầm.” Trong khoa Ẩm thực có món “vịt tiềm” (mà dân ít học nói lộn là “vịt tìm”) tức là nhồi thịt băm trộn mộc nhĩ, hạt sen và gia vị… vào trong bụng con vịt rồi khâu lại và đem hầm lên. Đầu bếp đã biết nghĩa chữ “tiềm” tức là “ẩn/giấu bên trong, ẩn ở dưới” thì vì sao chúng lại không dùng chữ “tiềm thủy đĩnh” cho tiện mà lại dùng chữ “tàu ngầm”?

  1. Chữ nghĩa ngô nghê
    Chúng ta thường thấy trong báo chí và trên màn hình TV những câu văn quá ngô nghê, không giống cách nói của người Việt; điển hình như: lái xe (tài xế); giặc lái (phi công địch); người lái (phi công); làm việc (thẩm vấn: hai từ này thường xuất hiện trong Báo chí, thí dụ: Công An đã có buổi làm việc với tội phạm)…
    “Cứu với!” (tiếng kêu cứu của nạn nhân). Tôi chắc trong nguyên tác là chữ “Help!” hay “Help me!” trong những film được trình chiếu trên kênh HBO, Cine Max, Movie Star… mà một số chuyên viên dịch thuật Bắc 75 đã dịch là “Cứu với!” Ôi, thật kinh khủng! Người Việt chúng ta thường nói là “Cứu tôi với!” hoặc “Cứu tôi!” mà người Pháp gọi là “Au secours!”
    Câu “Tôi rất xin lỗi!” nghe cũng rất lạ tai vì từ “rất” là “adverb” (trạng từ) thường được dùng để nhấn mạnh cho tính từ (adjective), thí dụ như “rất đẹp, rất bắt mắt, rất đói…” Người Việt thường nói như sau: “Tôi thành thực/chân thành xin lỗi.”
    Câu “Con xin báo cáo với Ông Bà hay rằng vợ chồng con sắp cưới vợ cho con trai lớn…” Chữ “báo cáo” nghe thực quá ngô nghê vì chữ này thường được dùng trong những trường hợp trang trọng, thí dụ như thuộc cấp báo cáo với thượng cấp (Bộ Trưởng báo cáo cho Thủ Tướng hay Tổng Thống); còn ở đây phải dùng từ “báo, nói…” mới thực sự đúng văn phong người Việt.
    Khi viết văn hay dịch thuật thì người viết phải căn cứ vào ngữ cảnh để lời văn sao cho thích hợp, chứ không phải máy móc tuân theo những quy luật khắt khe của ngữ pháp và cách cấu tạo từ, nghĩa là chỗ nào đáng dùng “thuần Việt” (tiếng/chữ Nôm) và chỗ nào thì nên dùng từ Hán Việt. Những tiếng/chữ “thuần Việt/Nôm” thường nghe có vẻ tục tằn, thô lỗ, chối tai và rất quê mùa; trái lại, từ/chữ Hán Việt lại nghe có vẻ lịch sự, thanh tao và đầy đủ ý nghĩa tuy khá ngắn gọn. Bạn hãy so sánh vài câu dưới đây để thẩm định ý kiến của tôi.
    “Nó đánh rắm/địt giữa đám đông thật quá bất nhã” và “Nó trung tiện giữa đám đông thật quá bất nhã.”
    “Nó xin phép ra ngoài để đi ỉa!” và “Nó xin phép ra ngoài để đi đại tiện!”
    Bạn có thích nói “tôi đi đái,” hay “tôi đi vệ sinh,” hay “tôi đi tiểu tiện”?
    Sau đây là một vài chữ thuần Việt rất ngô nghê và vài chữ Hán Việt khá tao nhã:
    Xưởng đẻ (Bệnh viện phụ sản), đẻ đái (thai sản), bệnh đàn bà (bệnh phụ khoa), bệnh trẻ con (bệnh nhi khoa), bệnh lỗ đít (bệnh hậu môn), sưng l… (âm đạo viêm, viêm âm đạo), bệnh mồm miệng (bệnh khẩu xoang), lỗ đít (giang môn, hậu môn), du kích gái (nữ du kích), chiến sĩ gái (nữ chiến sĩ), cán bộ nữ (nữ cán bộ), người lái (tài xế), giặc lái (phi công địch)…
    Mấy thí dụ điển hình trên có thể một phần nào giúp Quý Bạn hiểu được ý nghĩa của từ “thuần Việt” và Hán Việt và đồng thời cũng có thể giúp Quý Bạn biết là khi nào thì nên dùng “thuần Việt” và khi nào phải dùng từ Hán Việt.
    Theo thiển ý, chúng ta nên dùng những từ Hán Việt trong những phạm trù văn học, kinh tế, khoa học, y khoa… Cũng như Anh và Pháp ngữ có những nhóm từ gốc La Tinh vì chỉ những từ này mới có thể ghép được với những “prefix, suffix…” thì Việt ngữ cũng có những nhóm từ gốc Hán Việt có thể đặt trước/sau với “tiếp đầu ngữ, tiếp vĩ ngữ” để thay đổi ý nghĩa của nhóm từ mới được thành lập. Chẳng hạn, chữ “tis” vốn là suffix (tiếp vĩ ngữ) ghép vào sau một từ gốc La Tinh để chỉ cơ quan/bộ phận cơ thể hàm ý bộ phận đó bị bệnh (viêm, sưng đau); mà chữ “tis” này vốn tương đương với chữ Hán Việt là “yán (viêm)” để chỉ chứng viêm, sưng, đau… được ghép vào sau một hay hai chữ Hán Việt (để chỉ cơ quan, bộ phận trong người) bị nhiễm bệnh; thí dụ: gastritis (weì yán = vị viêm, viêm dạ dày, viêm bao tử), dermatitis (pí fū yán = bì phu viêm, viêm da)… Chữ “anti” vốn là tiếp đầu ngữ (prefix) được đặt trước một từ để hàm ý “chống đối, phản kháng” tương đương với Hán ngữ là “kháng” (kàng); thí dụ: antibiotic (kháng sinh = kàng shēng), anti-inflammation (kháng viêm = kàng yán)…

Trong Anh ngữ thì chữ Anglo-Saxon (cũng tương đương với chữ thuần Việt/Nôm) nên không thể ghép với những loại prefix hay suffix có gốc Latin; nghĩa là prefix/suffix của Latin phải được ghép với Anh ngữ gốc Latin; y như thế với Việt ngữ: Hán Việt phải ghép với Hán Việt.
Thí dụ: “dạ dày, bao tử” là tiếng Nôm (thuần Việt) tương đương với chữ “stomach” (Anglo-Saxon); do vậy, khi muốn nói bệnh “bao tử, dạ dày = stomach” sưng đau thì ta phải tìm chữ Latin là “gastric” để ghép với “tis,” còn với Việt ngữ thì ta phải dùng chữ “vị” (Hán Việt để chỉ dạ dày) rồi ghép với từ “viêm.” Cuối cùng, thuật ngữ Y khoa trong Anh ngữ là: “gastritis,” còn trong Hán ngữ là: “weì yán” và Việt ngữ là “vị viêm,” còn người bình dân gọi là: viêm dạ dày, viêm bao tử… Tương tự với những chứng bệnh sau: enteritis = trường viêm = cháng yán = ruột viêm, viêm ruột; arthritis = quan tiết viêm = guān jié yán = viêm khớp xương, viêm khớp; vaginitis = viêm âm đạo, âm đạo viêm = yīn dào yán (bần cố nông gọi là “sưng l…”); orchitis = cao hoàn viêm = gāo wán yán = viêm tinh hoàn (người ít học gọi là “sưng hòn dái”)…
Nói chung, từ Hán Việt rất đắc địa vì vừa ngắn, gọn, đầy đủ ý nghĩa và nhất là không thô lỗ tục tằn… Điển hình như mấy chữ sau đây:
– “kê gian” (jī jiān) = “giang giao” (gāng jiāo) đều có nghĩa là “đồng tính luyến ái nam,” hay “làm tình qua đường hậu môn” mà người Anh Mỹ gọi một cách bình dân là “anal intercourse,” song giới trí thức hay thuật ngữ Y khoa gọi là “sodomy.”
– “thú gian” (shòu jiān) hay “thú dâm” (shòu yín) có nghĩa là “làm tình với thú vật (như gà qué, chó, ngựa…)” mà giới trí thức Anh Mỹ và thuật ngữ Y khoa gọi là “bestiality.”
– “quỷ giao” (guĭ jiāo) tức là “giao hoan với ma quỷ” mà tuần báo Người Lao Động Chủ Nhật gọi là “tình ma sex quỷ” và giới bình dân Anh Mỹ gọi là “intercourse with ghosts and spirits,” song giới trí thức gọi bằng thuật ngữ “spectrophilia.” Chữ “quỷ giao” vốn là chữ trong tình thư Tố Nữ Kinh được nữ tác giả Tố Nữ (người Viêm Việt) trước tác cách đây vài ngàn năm trước Công nguyên.
– “thủ dâm” (shŏu yĭn) là từ ngữ mà chúng ta thường dùng từ thập niên 20 và người Anh Mỹ gọi là “masturbation, onanism,” song báo chí và bọn viết lách ngày nay lại gọi là “tự sướng, tự xử!”

Báo Đài hiện nay hay dùng chữ “Nữ nhà báo” ám chỉ “người đàn bà làm nghề báo chí”; nhưng cách ghép chữ Hán/Nho (hay Hán Việt) với thuần Việt (Nôm) là điều thất sách và rất ngô nghê. Chúng ta chỉ được ghép chữ Hán/Nho với Hán/Nho, thí dụ: nữ phóng viên, nữ ký giả. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể nào đổi khác được: chỉ có thể là “nữ ký giả, nữ phóng viên,” chứ không thể viết là “ký giả nữ, ký giả đàn bà, ký giả phụ nữ, phóng viên nữ, phóng viên đàn bà, phóng viên phụ nữ.” Lý do là chữ “nữ” này vốn là loại tiền tố từ/tiền trí từ/tiếp đầu ngữ (prefix) biểu thị “nữ giới” luôn đứng trước chữ Hán Việt chỉ về người đàn bà làm một nghề nào đó, thí dụ: nữ bác sĩ, nữ y tá, nữ giáo sư, nữ giáo viên, nữ gia sư, nữ thi sĩ, nữ văn sĩ, nữ nhạc sĩ, nữ nhạc công, nữ diễn viên, nữ kịch sĩ, nữ nghệ sĩ, nữ họa sĩ, nữ thí sinh, nữ sinh viên, nữ thương gia, nữ cán bộ, nữ công chức, nữ chuyên viên, nữ chính trị gia, nữ phi công, nữ phi hành gia …
Người Bắc 75 rất kết chữ “tranh thủ.” Thói xấu này cũng đã tiêm nhiễm cho dân miền Nam sau năm 1975. Bất cứ lời nói gì thì người ta cũng cứ “nhét” chữ “tranh thủ” vào trong câu nói của mình mà nhiều khi không cần thiết phải dùng tới chữ “tranh thủ.”
Họ thường hay nói như sau: “Tôi tranh thủ tắm xong rồi mới đi ăn cơm.” Người này muốn nói là cố sức tắm rửa xong rồi mới đi ăn cơm; song theo thói quen lại dùng chữ “tranh thủ.” Trong trường hợp này thì ta có thể bỏ chữ “tranh thủ” mà ý của câu vẫn không mất hết ý nghĩa.
Từ điển điện tử Hán Anh Pleco (Pleco for iPhone, v. 2.2.6, tức Pleco Basic Chinese-English Dictionary) giải thích chữ “tranh thủ” (zhēng qǔ) là “to contend, to strive for, to vie for, to make use of…” mà chúng ta hiểu là “cố, cố sức làm, tận dụng.”
Thí dụ: tranh thủ dân tộc giải phóng (zhēng qǔ mín zú jiě fàng) = to strive for national liberation = cố sức giải phóng dân tộc; tranh thủ quần chúng (zhēng qǔ qún zhòng) = to win over the masses = cố sức lấy lòng nhân dân; tranh thủ thời gian (zhēng qǔ shí jiān) = to race/to work against time = tận dụng thời gian; tranh thủ nhân tâm (zhēng qǔ rén xīn) = cố sức lấy lòng dân…
Tóm lại, chữ “tranh thủ tắm xong” là hoàn toàn sai nghĩa, mà ta phải dùng là “cố tắm xong.”
Mới đây Báo Đài và giới truyền thông nhất loạt dùng chữ “hạ đặt giàn khoan” một cách ngô nghê và chướng tai trong câu “Trung quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông gần quần đảo Trường Sa vốn nằm trong hải phận Việt Nam.”
Trong câu này hai chữ “hạ đặt” hoàn toàn sai và ngô nghê vì chữ “hạ” là chữ Nho/Hán còn chữ “đặt” là chữ Nôm/thuần Việt nên không thể ghép chung với nhau; do vậy, một là chỉ cần dùng chữ “đặt” hoặc chữ “thiết lập” là đủ nghĩa mà người Anh Mỹ gọi là “install/installation.”
Chữ Hán “hạ” (xià) có nghĩa là: dưới, bên dưới, xuống, rơi, ban phát, ra lệnh…; do đó, mới có từ ngữ: hạ cố (đoái nhìn kẻ dưới), hạ bút (đặt bút viết), hạ lệnh (ra lệnh), hạ chiếu thư (vua ra sắc lệnh), hạ chiến thư (gửi thư cho bên địch tỏ ý chiến tranh), hạ ngục (giam vào ngục)… Do vậy, chúng ta không thể dùng chữ “hạ đặt” được, nếu muốn dùng 2 chữ Hán để tỏ ra mình biết chữ nghĩa thì phải dùng từ ngữ “thiết lập.”
Theo quy luật ghép chữ (chữ kép, thí dụ danh từ/động từ kép) thì ta chỉ được phép ghép 2 từ Hán Việt với Hán Việt, hoặc 2 từ thuần Việt với thuần Việt; thí dụ: tranh thủ, tuân thủ, chính quy…; hoặc: đẹp đẽ, gắng sức, sửa sang, cù lần.

Cước Chú

  1. Trưởng giả học làm sang
    Đây là từ ngữ mà Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh xưa kia đã biên dịch vở hài kịch Le Bourgeois Gentilhomme của Kịch tác gia thiên tài Molière (tên thực là Jean-Baptiste Poquelin, sinh năm 1622 và mất năm 1673). Tác giả đã viết nhiều vở hài kịch, rồi tự dẫn đoàn kịch đi trình diễn khắp nước Pháp: L’École des Maris (Trường học của người chồng, viết năm 1661), L’École des Femmes (Trường của những người vợ, viết năm 1662), Le Médecin malgré lui (Bác sĩ bất đắc dĩ, viết năm 1666), L’Avare (Anh hà tiện,viết năm 1668), Le Bourgeois Gentilhomme (Trưởng giả học làm sang, viết năm 1670), Les Femmes Savantes (Đàn bà thông thái, viết năm 1672), Le Malade Imaginaire (Bệnh nhân ảo tưởng, viết năm 1673). Riêng vở hài kịch cuối cùng này thì Tác giả đã chết khi chưa kịp nhìn những kịch sĩ trình diễn trên sân khấu. Tất cả những tác phẩm của Ông đều đả kích những thói hư tật xấu của xã hội đương thời. Riêng trong vở kịch Le Bourgeois Gentilhomme cũng có chiều hướng trên bằng cách đưa ra nhân vật đặc thù là ông Jourdain vốn xuất thân từ chốn nghèo hèn, song nhờ gian manh trong thương trường nên đã trở nên giàu có. Chính vì thế Ông ta mới muốn “áo gấm về làng” để khoe khoang với đời bằng cách đua đòi tỏ vẻ mình thuộc giới quý tộc. Do vậy, Ông phải mướn thầy dạy nhạc, khiêu vũ, triết học và đủ thứ khác để có thể hành xử như bọn quý tộc. Vì bản chất vốn là con cháu của bọn bần cố nông nên dốt nát, ăn tục nói phét, dễ bị kẻ gian manh lợi dụng, song lại muốn ra vẻ ta đây… nên đã làm khán giả cười hả hê khi xem hài kịch trên…

  2. Dịch Anh ngữ sang Việt ngữ
    Trong Nam trước năm 1975 báo chí vẫn dùng những chữ “Thủy quân lục chiến, Tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài…” được lần lượt dịch từ Anh ngữ: Marine, the White House và the Pentagone. Tôi nghĩ những chữ Hán Việt này có thể được những chuyên viên dịch thuật tra cứu trong từ điển Anh Hoa, Anh Hán gì đó.
    Từ điển International English-Chinese Dictionary (Quốc tế Anh Hán Đại Từ điển, do Hoa Văn Đồ Thư xuất bản năm 1964) của Trương Phương Kiệt (trang 1693) đã dịch chữ Marine (adj.) là: “hai jun lù zhàn duì de” (hải quân lục chiến đội đích); (n) là: “Méi guo hai jun lù zhàn shì bing”(Mỹ quốc hải quân lục chiến sĩ binh). Người Tàu hiểu “hải quân” là quân nhân chiến đấu trên biển/đại dương; nhưng với người Việt lại nghĩ là quân nhân tác chiến trên sông ngòi nên mới dùng chữ “thủy quân;” còn chữ “lục” (lù) là trên đất liền, trên cạn. Do vậy, tất cả sách báo trong Nam thời VNCH đều dùng chữ “Thủy quân lục chiến.” Nhưng Báo Đài ngày nay lại ưa dùng chữ “lính thủy đánh bộ!”
    Ngay cả cuốn Từ Điển Trung Việt (nguyên tác của Bắc Kinh được Nhà Xuất Bản KHXH tại Hà Nội ấn hành năm1993) cũng dịch lần lượt là: “thủy quân lục chiến” và “lính thủy đánh bộ.”
    Từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary đã định nghĩa chữ “marine (n)” như sau: “A soldier trained to serve on land or sea, esp in the US Marine Corps or the British Royal Marines” (trang 717, nhà xuất bản Oxford University Press, 1995) mà tôi xin tạm dịch như sau: “Một quân nhân được huấn luyện để phục vụ ở trên đất liền hay trên biển, đặc biệt trong Quân chủng Thủy quân Lục Chiến Hoa Kỳ, hoặc Thủy Quân Lục Chiến Hoàng gia Anh.” Nhưng theo thiển ý, từ điển trên phải thay chữ “sea” bằng “water” (vì Từ điển trên giải thích chữ “water” theo nghĩa thứ 4 là: “the surface of a lake, river, sea etc – trang 1344; mà tôi xin tạm dịch là: “ở trên mặt hồ, sông, biển, v.v.”). Báo chí và giới Truyền Thông Mỹ vẫn loan tin rằng Chính phủ Mỹ gửi “marines” tới Afghanistan vốn là xứ không tiếp giáp với hải dương mà chỉ có hồ ao và sông ngòi. Do vậy, chữ “Thủy quân lục chiến” mà báo chí VNCH dùng trước năm 1975 rất chính xác.
    Một số Từ điển Anh Hoa đã dịch chữ The Pentagone là: “Ngũ Giác lầu” (Wu Jiao Dà Lóu), hoặc: “Ngũ Giác Đài” (Wu Jiao Tái) mà VNCH trước kia gọi là Ngũ Giác Đài song Báo Đài hiện nay gọi là: Lầu Năm Góc; chữ The White House là: “Bạch Cung” (Bái Gong) hay “Bạch Ốc” (Bái Wu) mà VNCH gọi là Tòa Bạch Ốc, song Báo Đài hiện nay gọi là Nhà Trắng. Computer, trước kia ở trong Nam gọi là “điện toán” song Từ điển Anh Hoa lại gọi là “điện não” còn bây giờ lại gọi là “máy tính, công nghệ thông tin, tin học…”

  3. Hỏa tiễn – Tên lửa – Đạo đạn
    Trước kia, báo chí VNCH gọi “rocket” là “hỏa tiễn” để chỉ một đạn pháo (dài lối vài m và chu vi lối 1 m) được phóng đi từ bệ phóng (hoặc khỏi cần bệ phóng), thí dụ như hỏa tiễn 122 ly; song ngoài Bắc gọi là “tên lửa.” Tóm lại, “tên lửa” hay “hỏa tiễn” tương đương với chữ “rocket, guided missile” trong Anh ngữ và chữ “dăo dàn” (đạo đạn) trong Hán ngữ, tức là vũ khí này có hệ thống điều khiển tự động.
    Sau đây là một vài thuật ngữ liên hệ: phi đạn (fēi dàn) = guided missile; hỏa tiễn không đối không (kōng dùi kōng dăo dàn = không đối không đạn đạo) = air-to-air guided missile = tên lửa không đối không; hỏa tiễn địa đối không (dì duì kōng dăo dàn = địa đối không đạo đạn) = surface-to-air missile, ground-to-air guided missile = tên lửa đất đối không; hỏa tiễn địa đối địa (dì duì dì dăo dàn = địa đối địa đạn đạo) = ground-to-ground guided missile, surface-to-surface missile = tên lửa đất đối đất… Theo thiển ý, chữ “tên lửa” làm ta liên tưởng tới cái tên gắn trên cây cung hay nỏ ngày xưa (trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, hay trong những phim ảnh của Hoa Cộng mô tả những trận chiến về thời Đông Chu Liệt Quốc hay Tam Quốc thì những trận hỏa công thường dùng nhất là những mũi tên buộc những giẻ tẩm dầu rồi gắn vào mũi tên, rồi được đặt vào cây cung/nỏ rồi bắn về phía địch quân: hàng vạn mũi tên lửa như vậy, một khi trúng đích thì doanh trại của địch quân bị thiêu hủy luôn. Do vậy, chữ “tên lửa” không gây một ấn tượng khủng khiếp và cũng không mang tính khoa học; trái lại, chữ “hỏa tiễn” lại đầy ấn tượng: khoa học và kinh hoàng. Nhưng nếu ta dùng chữ “đạo đạn” (dăo dàn) lại có vẻ “Ba Tàu” tuy nghĩa của chữ này khá đúng: đạn được hướng dẫn tới mục tiêu (guided missile).

  4. Chữ “tàu”

Chữ “tàu” làm ta nghĩ tới một chiếc thuyền lớn, chạy bằng sức người (vài trăm nô lệ bị cột chân vào thuyền để tránh bỏ trốn, bị đánh đập nếu ngưng tay chèo thuyền) mà Đế chế La Mã khi xưa dùng để vượt biển chở lính viễn chinh đi chinh phục thế giới; ngay cả quyền thần Trịnh Hòa đã tuân lệnh của triều đình Mãn Thanh chỉ huy vài chục chiến thuyền lớn (cũng chạy bằng sức người) vừa đi buôn vừa cướp phá những vùng biển Đông Nam Á về cuối thế kỷ 19. Do vậy, chữ “tàu” làm ta liên tưởng chiếc thuyền được vận hành bằng sức người (man-powered), sau này, người ta ghép chữ “tàu” với một chữ Nôm khác (hoặc danh từ, động từ) để chỉ một phương tiện vận chuyển, thí dụ: tàu bay, tàu thủy, tàu hỏa, tàu ngầm… Đồng thời chữ “Tàu” (viết hoa chữ T) được ám chỉ những bề tôi trung thành của Nhà Minh đã dùng thuyền vượt biển sang đất Việt để tỵ nạn vì không chịu phục tùng triều đình Mãn Thanh: Mạc Thiên Tích (Mạc Cửu), Dương Ngạn Địch dắt hàng ngàn bộ hạ cùng gia đình …đã ghé vào bờ biển miền Trung dưới thời Chúa Nguyễn… Do đó, đã xuất hiện chữ “người Tàu” để ám chỉ người Hoa sang Việt Nam bằng đường biển, còn người Hoa đi bằng đường bộ (qua ngả Lạng Sơn, Cao Bằng) thì được gọi bằng “chú Khách, chú Chệt, người Hoa, người Minh Hương…”

  1. Một số từ ngữ đậm nét Bắc phương
    Hiện nay báo chí và giới truyền thông hay dùng một số từ ngữ “nghe hơi lạ tai,” dù từ ngữ đó cũng là nhóm từ Hán Việt, song thuộc loại “cách tân” mà nhiều khi trong từ điển Hán ngữ của Đài Loan (thí dụ như cuốn Từ Vựng của Lục Sư Thành, nhà xuất bản Văn Hóa Đồ Thư, Trung Hoa Dân Quốc năm 57) cũng không đề cập đến.
    5.1. Tài liệu (cái liào)
    Xưa kia, chữ “tài liệu” được mọi người hiểu nghĩa là “văn kiện/văn bản… để dùng vào việc biên soạn sách vở, hay tham khảo, trích dẫn” tương đương với Anh ngữ là: “data, material, document.”
    Thí dụ: học tập tài liệu (xue xí cái liào) = tài liệu học tập (material for study); tài liệu khoa học (cái liào ké xué) = materials science; sưu tập tài liệu (sōu jí cái liào) = sưu tầm tài liệu (to gather material, to collect data); tham khảo tài liệu (cān kăo cái liào) = tài liệu tham khảo (reference material, source documents)…

5.2. Tư liệu (zī liào)
Nhưng ngày nay, Báo Đài lại hay dùng chữ “tư liệu” có nghĩa tương đương với chữ “tài liệu.” Song người Việt hải ngoại thường chê chữ “tư liệu” vì họ hiểu là “tài liệu riêng tư” mà cho rằng người viết đã dùng sai chữ. Song từ trước tới nay chưa có ai cải chính vì người chê trách và người dùng đều không thông thạo chữ Hán (Nho). Sự ngộ nhận là ở chữ “tư” (Pin Yin là “sī” có nghĩa là “riêng tư, cá nhân,” nên khi được ghép với chữ “liệu” (liào) làm người nghe tưởng là “tài liệu cá nhân, riêng tư” (personal/private document).
Từ điển Hán ngữ (Từ Vựng của Lục Sư Thành, nhà xuất bản Hoa Văn Đồ Thư, Đài Loan, trang 897) có vài chữ “tư” mà người Việt coi là đồng âm dị tự (theo cách phát âm của người Việt), nhưng người Hoa lại phát âm khác:
– Tư (sī): tài sản (như gia tư); cá nhân, riêng tư (như tư kiến, tư nhân, tư hữu, tư giao); không công bằng (như tư tâm, tư dục); bí mật, vụng trộm (như tư bôn, tư thông). Nhưng Từ điển Hoa Anh hay Hoa ngữ của Đài Loan không có chữ “tư liệu” (với ý nghĩa “tài liệu của cá nhân, tài liệu riêng”).
– Tư (zī): tiền, tiền của (như tư bản, tư bản gia, tư bản chủ nghĩa, tư sản giai cấp); thiên tính (như tư chất, thiên tư); thân phận (như tư cách)… và sau chót mới có nghĩa là “để tham khảo” tức dùng làm tài liệu. Vậy chữ “tư liệu” vốn gốc gác từ Hoa Cộng!
Ngay trong Từ điển điện tử Hán Anh Pleco (tức Pleco Basic Chinese-English Dictionary) cũng nhấn mạnh tới chữ “tư” (zī) với nghĩa là “tài, tiền tài, tiền bạc,” điển hình như: Tư Bản Luận (Zī Běn Lùn) = Das Kapital; Tư bản chủ nghĩa (Zī běn zhǔ yì) = Capitalism; tư bản gia (zī běn jiā) = capitalist; Tư bản đế quốc chủ nghĩa (Zī běn dì guó zhǔ yì) = Capitalist-Imperialism… Còn chữ “tư liệu” (zī liào) có nghĩa như “tài liệu” (material, document, reference) và cũng có nghĩa là “dữ liệu” (data); thí dụ: “tư liệu khố” = zī liào kù = database (cơ sở dữ liệu); “tư liệu truyền thâu” = zī liào chuán shū = data transmission (truyền dữ liệu)… Tuy nhiên chữ “tư liệu” (zī liào) có nghĩa là “tài liệu” (cái liào) lại đứng hàng sau cùng. Điều này càng chứng tỏ rằng chữ “tư liệu” vốn xuất phát từ Hoa lục.
5.3. Hạ quyết tâm
“Hạ” (xià) có nghĩa là “đi đến, đưa ra…” khi được ghép với chữ “quyết tâm, kết luận, định nghĩa…” để nhấn mạnh hành động đó. Thí dụ: hạ quyết tâm (xià jué xīn) là quyết tâm, quyết định làm; hạ kết luận (xià jié lùn) là kết luận… Đây cũng là lối nói của Hoa lục mà trong từ điển Hoa ngữ của Đài Loan không hề đề cập đến.
P. Kim Long
Saigon 2014
Email: pklong9@gmail.com

TRÔNG NGƯỜI LẠI NGẪM ĐẾN TA

TRÔNG NGƯỜI LẠI NGẪM ĐẾN TA
Tác giả: P. Kim Long

Người ta thường nói: “Cờ ngoài, bài trong,” tức là trong cuộc chơi cờ thì người đứng xem thường sáng suốt, còn trong bài bạc thì người đánh bạc mới thực sự hiểu rõ mình thua hay thắng; đồng thời người ta cũng nói: “Đương cuộc giả mê, ngoại cuộc giả tỉnh” tức là người trong cuộc thường mê muội không biết phán đoán sai đúng, còn người bên ngoài lại dễ nhận định được tình thế. Người cao cờ thường nghĩ được 5 hay 10 nước cờ sắp tới, còn người kém thì chỉ nghĩ được 1 hay 2 nước cờ. Chơi cờ cũng như những thủ đoạn chính trị và chính sách của bất kỳ một nhà lãnh đạo một đất nước: có vị nguyên thủ làm cho quốc gia hưng thịnh (thí dụ như Khổng Tử xưa kia đã làm Tể Tướng cho nước Lỗ trong vài năm đã khiến nước này hùng cường gần sánh ngang nước Tề và Tấn; Thủ Tướng Abbe chỉ sau 6 tháng điều hành nước Nhật đã có thể vực dậy được nền kinh tế suy thoái) và có những vị nguyên thủ lại đưa đất nước vào vòng lầm than (thí dụ như Chủ tịch Fidel Castro bên Cuba và gia đình Kim Nhật Thành xứ Triều Tiên đã cai trị đất nước trong vài chục năm qua mà dân chúng vẫn đói khổ, lạc hậu và mất tự do).
Khi xảy ra sự kiện Tổng thống Putin ký sắc lệnh sáp nhập bán đảo Crum (Crimea) vào Liên bang Nga thì những Phóng viên VN thường trú tại Nga như Duy Nghĩa, Nhật Linh… cũng như một số Bình luận viên Đài VTV và HTV đều tỏ vẻ hân hoan trước sự kiện trên mà cho rằng đó là “châu về Hợp Phố!” Điển hình như Ký giả Đặng Vương Hạnh trong Tienphong Online ngày 18.3.2014 cho rằng Nga đã áp dụng chính sách ‘gậy ông đập lưng ông’ bằng cách để cho dân Ukraine biểu tình liên miên đòi lật đổ chính quyền hợp hiến khiến chính quyền trở thành bất lực trước những phần tử thân Nga đòi sáp nhập một phần đất nước vào mẫu quốc Nga; dẫn đến hậu quả là Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh sáp nhập bán đảo Crimea vào nước Nga, ngoài ra một số thành phố Lugansk, Donetsk… (ở miền Đông sát với nước Nga) cũng muốn được sáp nhập vào Liên bang Nga! Tất cả những phương tiện truyền thông đại chúng tại VN đều tỏ vẻ hân hoan vì Mỹ và đồng minh Tây phương đã thất bại đứng nhìn những sự kiện phũ phàng trên.
Giới truyền thông VN giống như “ếch ngối đáy giếng”: một phần vì đầu óc thiển cận và một phần bị hạn chế về khả năng sinh ngữ (tức Anh ngữ) nên không thể tìm hiểu tin tức thế giới thông qua hãng truyền thông CNN (không phải kênh CNN mà là CNN Online trong những smartphone chạy hệ điều hành Android vốn hiển thị toàn những văn bản). Hồi tháng 4.2014, CNN đã nêu 4 điểm lý giải Tổng thống Putin sẽ mất Ukraine, rồi sau đó lại phát đi một văn bản đại ý rằng Tổng Thống Putin đã “thắng 1 (tức sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga) nhưng lại thua 3 (thứ nhất: dân Ukraine và những nước thuộc khối Liên Xô cũ rất sợ chính sách của Putin nên họ đang nghiêng về phía Tây phương; thứ hai: Liên Hiệp Âu Châu (EU) càng thu hút được nhiều quốc gia mới (vốn trước kia là chư hầu của Xô Viết cũ) ở phía Ðông và sẽ tạo thành một khối lớn có quyền lợi đối lập ngay bên cạnh Nga và thứ ba: Tổng thống Putin đã vô tình tạo cơ hội cho châu Âu và Mỹ xích lại gần nhau hơn)”; nhất là sau năm 2008, Nga đã tiến chiếm nước Georgia với ý đồ ngăn cản những nước Cộng Sản cũ đến gần khối EU và NATO. Nhưng bây giờ kết quả ngược lại vì dân Ukraine càng thù ghét Nga hơn bằng cách phá sập những tượng đài Lenine trong đất nước của họ vì nghĩ rằng Nga là quốc gia riêng biệt có văn hóa khác biệt, và chính phủ những nước khác trong khối Liên Xô cũ đều lo ngại nên đã ra sức tân trang hệ thống quốc phòng.
Nhưng sự kiện Crimea bị sáp nhập vào lãnh thổ Nga sẽ tất yếu trở thành một tiền đề nguy hại cho nước VN trong tương lai! Khi một lân quốc hùng mạnh về quân sự, phú cường về kinh tế và nhất là quốc gia đó lại có diện tích bao la và đông dân cư… thì chính phủ quốc gia đó thường tính chuyện di dân hợp pháp để tránh nạn nhân mãn bằng cách thi hành chính sách đầu tư, phát triển kinh tế, xây dựng xưởng chế tạo… trong những lân quốc nhược tiểu. Hậu quả là ngoại kiều hiện diện rất nhiều trong lân quốc nhược tiểu, điển hình như số người Tàu ở bên châu Phi lên tới gần 1 triệu người, tại VN thì ở vùng Tây Nguyên cũng được Tàu Cộng di dân lên tới hàng trăm ngàn người (lấy cớ khai thác khoáng sản Bauxite) đã biến nơi đó thành vùng “tự trị” tức “ngoại bất nhập” (mà nhiều khi lực lượng Công An địa phương cũng không được phép bén mảng). Nhưng khi Chú Chệt tới miền Trung thì đều chở sang tất cả trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, nhu yếu phẩm và cả công nhân Tàu (giám đốc, kỹ sư, nhân viên hành chánh, thợ thuyền…); nói tóm lại, họ không cần bất cứ thứ gì (người, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và nhu yếu phẩm) của Việt Nam, ngoại trừ “đàn bà” để giải quyết nhu cầu sinh lý vì sau mấy chục năm dưới chế độ Mao Ze Dong thì Tàu Cộng đang bị nạn “trai thừa, gái thiếu,” tức là có tới vài chục triệu đàn ông Tàu bị ế vợ! Ngoài ra, bọn Tàu Phù cũng sẽ hiện diện tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện nay thì chúng ta chưa thật sự lo ngại, nhưng về lâu về dài, tức vài chục năm sau khi mà thế hệ thứ hai của Chú Chệt trên vùng Tây Nguyên càng sinh con đẻ cái nhiều thì sẽ lấy số đông biểu tình đòi ly khai khỏi VN để sáp nhập vào nước Tàu… thì lúc đó chỉ tội cho con cháu của chúng ta lại dính vào vòng binh đao! Ngoài ra, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng là đích nhắm của chính sách bành trướng Bắc Kinh vì hiện nay những nhà khoa học Mỹ đã phát hiện rằng “băng cháy” ở đáy đại dương lại có giá trị gấp vài chục lần dầu mỏ: 1 mét khối băng cháy có nguồn năng lượng tương đương với 160 mét khối khí đốt tự nhiên, do vậy, băng cháy sẽ là nguồn năng lượng của tương lai. Xung quanh đáy biển của hai quần đảo trên có rất nhiều băng cháy đủ sức cung cấp năng lượng cho toàn thế giới trong vài chục năm. Tới lúc đó Tàu Cộng sẽ mặc cả để cho VN được toàn vẹn lãnh thổ (tức là vẫn giữ được Tây Nguyên) nhưng hai quần đảo trên sẽ thuộc quyền kiểm soát của Tàu Cộng!
Tóm lại, chuyện sát nhập bán đảo Crimea vào Nga sẽ là tiền đề thuận lợi cho bất kỳ cường quốc nào có manh tâm thôn tính những nhược tiểu quốc… Có lẽ chính vì thế mà Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã cực lực phản đối Nga, trong khi đó thì Tàu Cộng lại phớt lờ vì Bắc Kinh đang tìm cách thôn tính Tân Cương bằng cách gán cho những người biểu tình Ngô Duy Nhĩ là tàn dư của Al Qaeda. Bằng bất cứ giá nào thì Tàu Cộng cũng phải giữ vùng Tân Cương làm thuộc quốc vì nếu Tân Cương được độc lập thì diện tích của Hoa lục sẽ giảm đi một phần tư!
Tóm lại, chúng ta phải noi gương Mỹ và khối EU cương quyết chống sự sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga vì đó là lợi ích bản thân của VN sau này.
Cước Chú
1. Bán đảo Crimea
Theo Wikipedia thì xưa kia bán đảo Crimea vốn là xứ độc lập, nhưng trước Thế Chiến 2 thì bị nước Nga thôn tính, rồi lại bị Hitler xua quân chiếm đóng. Nhưng khi quân Đồng Minh đổ bộ lên bờ biển Normandy để giải phóng châu Âu thì Nga Xô lợi dụng thời cơ giải phóng đất nước và tiện thể tái chiếm bán đảo này rồi sáp nhập vào Liên bang Xô Viết. Sau đó chính quyền Xô Viết đưa một số dân Nga tới định cư trên bán đảo này và trên đất nước Ukraine, do vậy, đa số dân trên bán đảo và ở trong nước Ukraine đều có huyết tộc Nga. Sau khi được bầu làm Chủ Tịch trong điện Kremlin, N. Krutchev lấy cớ mình là người gốc Ukraine, đã ký sắc lệnh sáp nhập bán đảo Crimea vào Ukraine. Do vậy, những cơ sở trọng yếu (như xưởng đóng tàu, căn cứ hải quân, căn cứ quân sự…) đều đồn trú hoặc trên bán đảo Crimea hay trên đất Ukraine vì những nơi này là tiền đồn của Xô Viết trong ba thập kỷ từ 50 tới 70. Nhưng sau năm 1991 khi khối Xô Viết tan rã thì chính quyền Nga mới thấy mình bị hố, nhất là khi Ukraine chịu ảnh hưởng của Tây phương muốn đổi mới tách ra khỏi Liên Bang Nga để gia nhập khối NATO và Liên minh Âu châu. Để dằn mặt những lân bang trong khối Liên Xô cũ, Tổng thống Putin đã xua quân xâm lược xứ Georgia (vốn thuộc Liên Xô cũ). Rồi nhân sự bất ổn chính trị và dân sở tại có huyết tộc Nga đòi ly khai khỏi Ukraine… khiến Tổng Thống Putin đã có cớ sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga bằng cách tổ chức cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo này vì đa số dân sở tại là kiều dân Nga đã bỏ phiếu chấp nhận sáp nhập vào mẫu quốc Nga. Một vài tỉnh miền Đông của Ukraine, sát cạnh Nga như Lugansk, Donetsk… mà đa số dân sở tại là người gốc Nga nhất tề gây cuộc nội chiến để đòi được sáp nhập vào Nga!
(Xem tiếp trang 2)

Bạo ngu làm vua chúa

BẠO NGU LÀM VUA CHÚA
P. Kim Long

Tôi vẫn thường thắc mắc là không hiểu liệu lịch sử có lặp lại không, hoặc giả chúng ta có thể nào “ôn cổ nhi tri kim” được hay không. Trong mấy ngày Tết vừa qua, nhân lấy cớ đau ốm, tôi đã “bế quan tạ khách” để ở nhà đọc lại cuốn sách “Trung Quốc Trung Cổ Tư Tưởng Trường Biên” của Hồ Thích và cuốn truyện “A Tale of two Cities” của Charles Dickens (1812-1870) vì tôi chợt nhớ rằng đã có một thời kỳ mà cả hai quốc gia xa cách hàng ngàn cây số cũng trải qua những bước thăng trầm lịch sử giống nhau trong những biến loạn thời cuộc.
Thực sự là trong vài ba ngày tôi không đủ tài để đọc xong được cuốn sách chữ Hán dài vài trăm trang vì với trình độ Hán ngữ ở mức trung bình, do vậy, tôi chỉ có thể chọn đọc một số trang cần thiết liên quan tới quãng thời gian tranh bá đồ vương của Lưu Bang. Một số Sử gia Tàu, thuộc chính phái, vẫn tỏ vẻ không ưa vị vua võ biền thất học, nhưng vì Lưu Bang đã thành công gom thiên hạ về một mối, nên họ đành phải bênh vực bằng cách gán tất cả hành vi gian manh và tàn bạo (giết công thần vì nghi kỵ hoặc vì đố kỵ tài năng, tàn sát lương dân để mưu giành lợi lộc cho thân thuộc, tranh quyền đoạt vị) vào Lã Hậu (vợ của Hán Cao Tổ tức Lưu Bang). Trái lại, một số Sử gia không chính thống đã thẳng tay phê phán; điển hình là Hồ Thích. Sau khi đã lên ngôi hoàng đế thống nhất giang sơn, Lưu Bang đã chỉ tin cậy những bề tôi bên họ nhà vợ, điển hình như Phàn Khoái (vốn lấy em gái ruột của Lã Hậu), nên đã giết hại một số công thần: tướng Anh Bố và Bành Việt vốn xưa kia là trọng thần của Sở Bá Vương (Hạng Vũ) giữ cửa ải hiểm yếu một lòng phò tá nước Sở. Dù Hàn Tín là một danh tướng đã đánh thắng và đoạt nhiều thành trì nhưng không sao chiếm được hai cửa ải trên. Cuối cùng Lưu Bang phải theo kế sách của Quân sư Trương Lương bằng cách dùng “ba tấc lưỡi” dụ hàng hai danh tướng mà không phải đổ xương máu. Sau đó, Lưu Bang vẫn theo kế sách của Trương Lương để gia phong hai viên tướng đó trấn giữ hai cửa ải nói trên. Sự kiện này khiến tất cả tướng sĩ của Hạng Vũ đều quy hàng Lưu Bang và Quân sư Phạm Tăng phải tức chết hộc máu! Sau khi Hạng Vũ tự tử vì thua trận cuối cùng và sau khi lên ngôi cửu ngũ thì Lưu Bang mới hối tiếc đã cho hai danh tướng trọn quyền trấn giữ cửa ải hiểm yếu và Hàn Tín làm vua hình như ở Hán Trung vốn xa đế đô. Còn Trương Lương thì cố xin Hán Cao Tổ dành phần đất hương hỏa cho hậu duệ của vua nước Yên (vì xưa kia Trương Lương là gia thần của vua nước Yên trong thời Đông Chu Liệt Quốc), song Hán Cao Tổ không chịu. Trương Lương là người sáng trí và biết Lưu Bang là người mà mình có thể đồng cam cộng khổ song không thể đồng hưởng thụ, do vậy, Trương Lương không đòi hỏi mà tìm cách tránh xa vị vua vong ân này bằng cách từ quan với lý do chuyên tâm theo đạo tu tiên. Chỉ có Hàn Tín và hai danh tướng trên lại không hiểu sự tình nên mới mang họa: nhà vua sai thích khách mưu sát, song hai người biết tin nên đồng lòng nổi loạn. Nhưng cả hai tướng đều bị thua trận và một người bị chém đầu còn người kia (tôi quên mất tên nên không biết đó là Anh Bố hay Bành Việt) ẩn náu trong nhà Hàn Tín. Tuy Hàn Tín rất thân thiết với kẻ tị đào, song Lưu Bang biết chuyện và bắt Hàn Tín phải giao nộp. Cuối cùng Hàn Tín phải “bán đứng” người chiến hữu đó để Hán Cao Tổ giải giao về kinh đô xử tội lăng trì. Ít lâu sau Hán Cao Tổ du hành tới vương phủ của Hàn Tín rồi bất thình lình xua võ sĩ ra bắt trói Hàn Tín giải về triều để nghị tội: Hàn Tín bị xử tử vì tội mưu phản. Trước khi chết, Hàn Tín đã than rằng đã không chịu nghe lời khuyên của Khoái Triệt. Khoái Triệt vốn là một mưu sĩ giỏi về tướng thuật, một vài năm trước, đã từng xem tướng cho Lưu Bang nên biết rằng vua Hán vốn là người gian ác nên mới nói cho Hàn Tín hay, đồng thời cũng khuyên Hàn Tín nên liệu trước bằng cách lập một vương quốc riêng có hai hổ tướng là Anh Bố và Bành Việt sẵn sàng phù tá. Song Hàn Tín không chịu nghe lời khuyên.
Tôi chỉ nói trong bài phiếm luận này về thời đại của Lưu Bang. Sử gia kiêm Học giả Hồ Thích chỉ nói tóm lược độ mươi dòng về Lưu Bang và đồng bọn, do vậy, tôi đành nói dông dài thêm để câu chuyện càng thêm phần lý thú.
Tần Thủy Hoàng, sau khi đánh thắng 6 nước lớn (lục quốc) để thâu gồm thiên hạ về một mối và đã cai trị bạo ngược hà khắc bằng chính sách “pháp trị của Thương Ưởng” khiến dân chúng bất mãn vì đói khát, khổ cực vì phải đi làm phu phen kiến tạo Vạn Lý Trường Thành, hoặc xây dựng cung A Phòng rộng nguy nga để chứa 3.000 cung nữ, mất quyền được ăn nói (nếu quân lính bắt gặp hai người “ngẫu nhĩ” tức là kề tai nói nhỏ với nhau thì có quyền giết không tha). Do vậy, triều đại nhà Tần chỉ tồn tại được vài chục năm rồi mất về tay nhà Hán và người sáng lập ra đế chế Hán triều là Lưu Bang. Học giả Hồ Thích đã gọi hắn bằng mấy chữ sau đây “một gã vô lại lười biếng.” Theo sử học thì Lưu Bang sinh ra trong một gia đình bần hàn dốt nát, thuở nhỏ không học hành, lớn lên lêu lổng, rồi làm chức “đình trưởng” tức là một chức vụ của người đi mộ phu hay trông coi một nhóm thanh niên xung phong đi làm tạp dịch. Sau vài lần bê trễ công tác và nhậu nhẹt quá đà nên bị cấp trên trừng phạt nặng và có thể bị xử tội chém đầu, Lưu Bang đã vội sách động phu phen nổi lên giết nhà cầm quyền địa phương. Tuy thất học nhưng lại khôn vặt, hắn đã phịa ra chuyện “trảm mãng xà” và gán vào miệng một bà lão ngồi khóc tỉ tê oán trách Xích Đế đã chém chết Bạch Xà vốn là con của bà. Con rắn trắng này đã giết hại rất nhiều người. Nay đột nhiên Lưu Bang giết được rắn tức là cứu sống muôn dân thì kể như Lưu Bang có chân mệnh đế vương. Thế là dân chúng tin chuyện này và ùa theo về với Lưu Bang để nổi lên chống lại nhà Tần bạo ngược. Nhưng anh xếp đã ít học thì bọn tay chân cũng cùng một giuộc với nhau. Học giả Hồ Thích nói rằng “Tiêu Hà là viên lại” mà ta hiểu là một chức vụ thư ký hay kế toán bây giờ; “Phàn Khoái là đồ tể giết heo và chó” tức là nghề mổ và bán thịt heo và chó theo chu trình khép kín ngày nay (đích thân giết chó và heo rồi sau đó ngả ra thịt để bán ngay tại nhà); “Hạ Hầu Anh là một mã phu” có nghĩa là làm nghề chạy xe ôm, tài xế (xe taxi hay xe đò) hiện nay; “Quán Anh làm nghề bán sọt” có nghĩa là làm nghề buôn thúng bán bưng hiện nay; “Chu Bột làm nghề thổi kèn đám ma” tức là nghề nhạc công trong tiệm giải khát hay vũ trường ngày nay; “Bành Việt là một người đánh cá” tức là một nghề chài lưới hay buôn bán trên sông nước hiện nay; “Anh Bố là kẻ tội đồ bị khắc chữ trên mặt” tức là một tay anh chị hết vào tù ra khám như cơm bữa hiện nay; “Hàn Tín là một tên lưu manh nghèo mà vô hạnh” tức là một tay chơi khố rách áo ôm thời nay… Chỉ có Trương Lương, Trần Bình và Lục Giả là dân trí thức. Tóm lại, với một đám bề tôi thất học và vũ phu như thế thì sau bao năm khởi nghĩa bạo loạn và lẩn trốn trong rừng sâu núi thẳm hẳn phải có lúc sống chui trốn lủi, ăn uống tạm bợ và thiếu thốn nên cuộc sống tinh thần chắc chỉ ở mức cầm thú. Nhưng sau khi giành thắng lợi và thống nhất giang sơn, Lưu Bang lại cai trị thiên hạ bằng vũ lực và xử thế bằng ngu muội. Sử sách chỉ nói tóm tắt rằng khi đó triều đình thật bát nháo: vua tôi đứng ngồi lộn xộn, ăn tục nói phét, cử chỉ thô lỗ, lời nói hạ lưu…Bọn chúng ăn uống xì xụp, miệng nhồm nhoàm thức ăn, dùng tay bốc hoặc cầm đồ ăn. Trong truyện “Hán Sở tranh hùng” đã kể rằng Phàn Khoái, theo kế của Quân sư Trương Lương, đem một đùi heo sống và gặm nhồm nhoàm trong bữa tiệc Hồng Môn để làm Sở Bá vương Hạng Vũ và Quân sư Phạm Tăng phải khiếp sợ không dám hành thích Lưu Bang. Sử sách nói rằng Hạng Vũ rất khâm phục Phàn Khoái (vì ăn thịt sống) nên đã quên không giết Lưu Bang ngay lúc đó! Tôi lại xin nói tới chuyện ăn uống của Lưu Bang và bè lũ. Chúng thường ngồi xổm ngay trên ghế như kiểu “ngồi nước lụt” mỗi khi tụ họp hay ăn nhậu. Chúng húp xùm xụp, chắt lưỡi kêu ngon, vừa ăn vừa nói huyên thiên, hắt hơi, khạc nhổ hoặc sặc làm đồ ăn bắn lung tung, ợ hơi liên tục, đôi khi còn trung tiện như pháo nổ thối hoăng bàn tiệc. Có tên lại “cho chó ăn chè” ngay trên bàn tiệc vì cả bọn đều say xỉn nên đâu có ngửi thấy mùi gì. Khi vào chầu thì mạnh ai nấy vào, nhiều khi đi đụng vào nhau rồi cả hai người cùng chửi rủa “đéo mẹ! đéo cha!” ầm cả lên. Đây là điều tối kỵ trong con mắt Nho gia thời bấy giờ! Nói tóm lại, đám võ biền thất học trong nhiều năm sống trong rừng rú, ít tiếp xúc với con người có giáo dục nên đời sống cũng không khác loài cầm thú! Trong khi họp bàn cùng quần thần trong triều đình, Lưu Bang ra lệnh cho Phàn Khoái đem một toán lính đi bắt một loạn thần: “Này! Phàn Khoái hãy nghe tao nói. Mau đem mấy thằng lính đi bắt tên nghịch tặc X về đây cho tao!” Phàn Khoái còn mải ăn nên chưa muốn thi hành nên nói: “Đéo mẹ! Đếch biết sự đời! Để tao ăn chút xíu nữa. Trời đánh còn tránh miếng ăn mà!”

Nam Diện và Nam Quan

NAM DIỆN và NAM QUAN
P. Kim Long

Có hai từ ngữ cổ đã trở thành lỗi thời, song không vì thế mà chúng ta không nên biết tới vì trong hai từ ngữ đó đã có từ “nam.” Nam có nghĩa là “phương/phía nam” song cũng hàm ý là “vị trí mà vua chúa ngày xưa phải ngồi trong khi thiết triều.” Văn hóa cổ của tổ tiên chúng ta thường chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Tàu: từ cách ăn mặc, lối sống, tư tưởng, văn học… đều mô phỏng theo người Tàu xa xưa; nhưng riêng chữ “nam diện” lại có vẻ không phải thế.
1. Nam diện
Chữ “nam” có nghĩa là phương nam so với nước Tàu, tức ở phía nam của nước Tàu; chữ “diện” tức là quay mặt nhìn về. Từ ngữ “nam diện” có nghĩa là “ngồi quay mặt về phương nam” (hàm ý tư thế thiết triều mà nhà vua phải ngồi quay lưng về phương bắc để nhìn về phía nam có thể nói chuyện với quần thần) và cũng có nghĩa là “ngôi vua.” Xưa kia trong sử sách của Tàu, hình như về thời Đông Chu, đã có từ ngữ này.
Tiếc rằng tôi không còn Từ điển Khang Hy, Từ Nguyên và Từ Hải… nên không thể tra rõ xuất xứ. Tôi chỉ căn cứ vào 3 cuốn: Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh (nhà xuất bản Trường Thi, Saigon 1957), Trung Việt Từ Điển của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam (nhà xuất bản KHXH, Hà Nội 1993) và Pleco Basic Chinese-English Dictionary v. 2.2.4 for iPhone.
Từ điển Đào Duy Anh có cả hai từ ngữ “nam diện” và “bắc diện,” trái lại Trung Việt Từ điển chỉ có chữ “nam diện,” còn Từ điển Pleco lại có đầy đủ 2 từ ngữ trên, đồng thời cũng có luôn cả thí dụ rất rõ ràng. Tôi xin trích lược như sau.
Nam diện: nán miàn (vì không thể hiển thị chữ Nho nên tôi phải dùng phiên âm Quan thoại) được Pleco giải thích là: “to face south, to be a ruler (from the fact that the emperor sat facing south when holding court)” mà tôi xin tạm dịch như sau: “ngoảnh/quay mặt về phương nam (vị thế thiết triều của vua để bàn luận chuyện triều chính với quần thần). Thí dụ: nam diện vi vương (nán miàn wei wang) = nam diện xưng cô (nán miàn cheng gu) = to face south and call oneself the lonely One/to become a ruler = ngồi quay mặt về phương nam là vua chúa, ngồi ngoảnh mặt về phương nam để tự xưng mình là quả nhân. Tóm lại, từ ngữ “nam diện” hàm ý vị trí ngồi của vua chúa khi thiết triều. Ngoài ra, từ ngữ “thiên tử đương dương” cũng có nghĩa là “vua ngồi quay mặt về phương nam.”
Bắc diện: bei miàn (vì không thể hiển thị được chữ Nho nên tôi phải dùng phiên âm Quan thoại) được Pleco giải thích như sau: “to face north, to be a subject or vassal;” thí dụ: “bei miàn cheng chén” = bắc diện xưng thần = ngồi trông về phía bắc là vị thế của bề tôi thần tử.
Song tôi luôn luôn thắc mắc về vị thế ngồi của vua chúa Tàu ngày xưa. Khổng Tử và Sử Ký của Tư Mã Thiên luôn luôn miệt thị đám dân Nam Man (dân man di ở về phương nam của nước Tàu ngày xưa); nhưng với vị thế ngồi nhìn về phương nam thì có nghĩa là vua chúa Tàu đang ngóng chờ (có ý ngưỡng mộ) dân Nam Man! Đúng lý là vua chúa Tàu phải ngồi quay lưng (tức ngồi chổng đít) về phía nam (để tỏ ý khinh bỉ, miệt thị đám Nam Man). Ngoài ra, ngày xưa người Tàu luôn chê bai nhóm dân “tứ di, tứ hung, di địch” xuất phát từ phía tây của nước Tàu; do vậy, vị thế ngồi của vua chúa Tàu phải là “ngồi quay lưng về phía tây để nhìn về phương đông,” nhưng lại không phải thế. Do vậy, tôi nghĩ là từ ngữ “nam diện” và một số từ khác nữa vốn là của tộc Viêm Việt (Bách Việt) khi đang sinh sống rải rác trong 18 tỉnh ở trên mảnh đất Trung Hoa trước khi bị tên “cẩu Hoàng Đế” xua đoàn quân thiện chiến xâm lăng tàn sát đám Viêm tộc khiến tổ tiên của tộc Viêm Việt phải di tản xuống miền nam nước Tàu để tránh họa truy sát. Theo Kinh Dịch, “nam” thuộc hành “hỏa” là quẻ “ly,” do vậy, vua chúa Viêm Việt mới ngồi chổng đít về phương bắc (tỏ ý khinh bỉ bọn phương bắc, tức bọn giặc Tàu) để nhìn về phương nam. Song vua chúa Tàu lại cũng bắt chước vua chúa Việt Nam bằng cách ngồi quay đít về phương bắc để ngóng nhìn về phương nam; do vậy, vua chúaTàu không ngờ đã mắc mưu đám dân bại trận. Thực sự thì người Tàu cũng không thông minh, tài giỏi và thiện chiến như ta đã tưởng. Sử sách đã chứng minh rằng về cuối thời nhà Tống đã từng bị Nùng Trí Cao (vốn là tộc Việt thiểu số sinh sống ở Cao Bằng hay Lạng Sơn) đánh phá nhiều năm khiến vua Tống đã có ý định nhờ danh tướng Lý Thường Kiệt giải vây, song dũng tướng trung thần Địch Thanh vì danh dự của người Tàu, đã tình nguyện đi tiễu trừ (xin đọc truyện Chinh Đông hay Chinh Tây mà trong đó Địch Thanh đã dùng “mỹ nhân kế” để địch quân phải qui hàng: mỹ nhân ở đây lại chính là Địch Thanh vì nữ tướng giặc là Phàn Lê Hoa gì đó đã say mê Địch Thanh mà từ bỏ công danh sự nghiệp để đi theo người tình… khiến Nùng Trí Cao phải thua trận.) Ngoài ra, hai tộc man di là Mông Cổ và Mãn Thanh đã từng thống trị lập vương triều ngoại tộc trên đất Trung Hoa hơn vài trăm năm khiến người Tàu phải thần phục không dám ho he; trái lại, nước Việt tuy nhỏ bé, ít người, dẫu bị Tàu đô hộ gần ngàn năm mà vẫn không hề có vua chúa là người ngoại lai!
2. Nam quan
Chữ “nam” có nghĩa là phương nam so với nước Tàu, tức ở phía nam của nước Tàu; ngoài ra, chữ “nam” còn hàm ý “vị thế của vua chúa khi ngồi quay mặt về phía nam để bàn luận chuyện triều chính với quần thần.”
Chữ “quan” có nhiều “đồng âm dị tự,” song tôi chỉ nêu 5 chữ “quan” thông dụng. Vì không hiển thị được chữ Nho, tôi đành dùng phải dùng phiên âm Quan thoại (viết trong ngoặc đơn).
. Quan (guan): nhà nước, công cộng (như: quan đại đạo = đường cái quan), chức tước thời xưa (như: văn quan, võ quan, quan phủ, quan huyện, quan chức, quan gia), bộ phận trong cơ thể (như: cơ quan, giác quan, ngũ quan).
. Quan (guan): cái mũ thời xưa (như: quan lễ = nghi thức đội nón cho thanh niên 20 tuổi báo hiệu sự trưởng thành).
. Quan (guan): cái hòm đựng thi thể (như: áo quan, quan tài, nhập quan).
. Quan (guan): xem, coi (như: quan sát, tham quan), ý thức (như: lạc quan, bi quan, quan niệm).
. Quan (guan): đóng lại, nhốt (như: bế quan tỏa cảng), cửa ải (như: cửa quan, biên quan, quan ải, quan tái, ải Nam Quan), chỗ thu thuế ở biên giới hai nước hay ở phi trường và bến tàu quốc tế (như: quan thuế, hải quan).
Ải Nam Quan có nghĩa là biên ải/cửa ải ở về phía nam nước Tàu ngày xưa. Căn cứ vào ngữ nghĩa của chữ “Ải Nam Quan” thì cửa ải này phải do người Tàu xây dựng khi xưa để họ trông chừng động tĩnh về phía Việt Nam. Nếu là cửa ải của người Việt thì tổ tiên chúng ta phải gọi là “Bắc Quan” (cửa ải về phương bắc của nước Việt được dùng để ngăn ngừa sự xâm nhập của quân Tàu). Ngoài ra, nếu tổ tiên chúng ta muốn xây dựng cửa ải Nam Quan (cửa ải về phía nam của nước Việt) thì vị trí xây dựng phải là cực nam của mũi Cà Mâu mới đúng ý nghĩa.
Sử sách chúng ta vẫn gọi vùng biên giới phía bắc là “cửa ải Nam Quan.” Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đã nói về Ải Nam Quan như sau:
Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nhà Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa này dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là “Ðại Nam Quan”, phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ “Trung ngoại nhất gia”, dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có “Chiêu đức đài”, đằng sau đài có “Ðình tham đường” (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có “Ngưỡng đức đài” của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ.”
Triều đình nhà Lê (thời Hồng Đức) đã vẽ một bản đồ trên đó có 1 cái đồn tượng trưng cho cửa ải Nam Quan ở huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn, do vậy, mỗi khi phải tu bổ thì quan lại Việt Nam chỉ sửa chữa Ngưỡng Đức Đài mà thôi. Từ đó chúng ta có thể nói rằng công trình Chiêu Đức Đài trở lên phía bắc là thuộc địa phận nước Tàu, còn ở ngay sau Chiêu Đức Đài là Ngưỡng Đức Đài là của Việt Nam, tức là từ Ngưỡng Đức Đài đi xuống (đi về nam) là địa phận của nước Việt. Dù rằng mốc này đã bị bọn Bành trướng Bắc Kinh đã nhiều lần di chuyển lén xuống phía nam khi quân dân ta không để ý; nhưng dù sao chúng ta cũng phải đành chấp nhận rằng địa phận nước ta luôn luôn từ Ngưỡng Đức Đài xuôi về phương nam.
Hữu Nghị Quan (友谊关; 友誼關; Yǒuyǐ Guān) là một cửa ải ở biên giới của Tàu nằm trên biên giới Trung Hoa và Việt Nam thuộc thôn Ải Khẩu, trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, cách Bằng Tường 15 km về phía tây và cách Đồng Đăng (Việt Nam) 5 km về phía bắc. Hữu Nghị Quan được xây dụng từ thời nhà Hán, tên gọi ban đầu là Ung Kê Quan, về sau được đổi tên thành lần lượt là Đại Nam Quan, Giới Thủ Quan. Thời nhà Minh lại đổi lần lượt là: Kê Lăng Quan (năm 1368), Trấn Di Quan (năm 1407), và cuối cùng mang tên Trấn Nam Quan (năm 1428 hay 1539). Dưới chế độ Mao Ze Dong lại đổi thành Mục Nam Quan (năm 1953), rồi cuối cùng đổi tên thành Hữu Nghị Quan (năm 1965).
Từ những trích dẫn trên (chủ yếu từ Wikipedia), tôi cho rằng “Ải Nam Quan” thực sự là của người Tàu: họ xây dựng trước để đánh dấu địa phận của hai nước Tàu và Việt song được gọi là “Chiêu Đức Đài,” rồi sau đó vua chúa chúng ta mới xây dựng một trạm nhỏ kế cận (hoặc xích lui về sau, tức lùi về phương nam) để đánh dấu biên ải mà sau này sử sách của ta gọi là “Ngưỡng Đức Đài.” Trong thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ thì Ải Nam Quan ở một vị trí cố định, nhưng sau biến cố 1979 thì Trung Cộng tỏ rõ chủ trương xâm lược bành trướng nên họ đã tự động di dời Ải Nam Quan lui về phía nam, tức tiến sâu vào lãnh thổ của Việt Nam mà chỉ có bọn xâm lược Bắc Kinh và ông Trời mới biết thực sự là Việt Nam bị lấn chiếm mất bao nhiêu đất đai!
P. Kim Long
Saigon, 2014
E-mail: pklong9@gmail.com

Protest against China

Cuộc biểu tình ngày 17 tháng 5, 2014 tại Phoenix

Bạn tôi chyển đi Tucson đã lâu; nhưng vẫn không quên thú vui hớt tóc gội đầu ở tiệm cũ, thường lái xe chạy về Phoenix. Buổi sáng hôm đó, khoảng 10 giờ, chúng tôi đang trên đường Camelback đến tiệm hớt tóc, vùng thấy một rừng cờ Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) và biểu ngữ giăng trước The Gladly Restaurant, anh bạn nhanh tay bẻ lái tấp vào khu Pinnacle Bank đối diện. Nơi đây cũng có văn phòng tiếp xúc với dân chúng của Thượng Nghị sĩ Jeff Flake. Tuy ông không đứng tên với 6 Nghị sĩ ra tuyên cáo Thượng Viện số 412 vào ngày 9 tháng 5 chỉ trích Tàu gây bất ổn ở Biển Đông; nhưng ông cùng với Thượng Nghị sĩ John McCain là thành viên của Tiểu ban đặc trách các vấn đề Đông Châu Á và Thái Bình Dương ở Thượng Viện. Trong tương lai nên kéo cho được vị Thượng Nghị sĩ nầy về phía Việt Nam!
Từ bên nầy đường nhìn qua, thấy Thượng Nghị sĩ John McCain đứng dưới cờ vui vẻ nói chuyện không phát qua loa phóng thanh một hồi, rồi đoàn biểu tình tiễn ông trở vào văn phòng. Anh bạn buột miệng hỏi:
– Ủa, sao lại có lá cờ đỏ của Cộng Sản to tổ bố bên cạnh cờ VNCH? Không lẽ Việt Nam Cộng Sản và Việt Nam Cộng Hoà đều đồng tâm chống Tàu?
Tôi hết hồn, dụi mắt coi kỹ, rồi tươi cười:
– Cở đỏ với ngôi sao xanh là cờ của Đại Việt Quốc Dân Đảng ấy mà!
Anh lại bạn làm tôi ú ớ:
– Một cuộc biểu tình với danh nghĩa Quốc Gia chống Tàu xâm chiếm biển Việt Nam mà lại đưa lá cờ đảng vào chỉ tạo thêm hiểu lầm và chia rẽ! May mà Thượng Nghị sĩ John McCain không hỏi đó là cờ của nước nào!
Tôi đang ngẫm nghĩ câu nói rất chí lý ấy thì những tiếng hô đả đảo phát qua loa vang lên:
“Đả đảo Đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước!”
“Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam!”
“China, get out! Get out!”
Xen lẫn với những tiếng hô là bản nhạc du ca “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” mà một thời sinh viên phản chiến ở Sài Gòn biểu tình chống chính phủ Việt Nam Cộng Hoà hát lên nghe rất khí phách. Anh bạn lại hỏi:
– Nếu đổi lại hát bài “Bạch Đằng Giang” để cảnh cáo Tàu và nhắc nhở dân chúng về lịch sử dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng giặc Bắc phương xâm lược thì hợp tình cảnh hơn bài nầy, anh đồng ý không?
Còn trả lời thế nào nữa? Tôi thật khâm phục, rủ anh qua bên kia; nhưng ngó lại thấy anh đang quây phim, nên tôi băng qua đường một mình.
Vừa bước lên lề suýt đụng một người ngồi lái xe lăn kéo lê lá cờ Tàu rách bươm dưới đất như miếng dẻ rách, thì một giọng nữ hô phát qua loa sát bên tai làm tôi giật mình:
“China, the worst killer!”
Tôi ngó lại bên kia đường, thấy bạn tôi đứng nghe buồn bã lắc đầu. Gọi nước Tàu là kẻ sát nhân tồi tệ nhất, nghĩa là thế nào? Hễ có “worst killer” thì phải có “bad killer” và “good killer”. Tôi đi một vòng quan sát các biểu ngữ; may quá, không có biểu ngữ nào viết cái câu vô nghĩa ấy cứ lập đi lập lại qua loa phóng thanh, tưởng chừng như không còn câu tiếng Anh nào khác để chống Tàu! Tôi muốn gào to:
[b]China, the worst neighbor![/b]
[b]Tàu, nước láng giềng tồi tệ nhất![/b]
Nhưng chỉ sợ bị cho là phá đám!
Lịch sử Việt Nam với hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh điều đó là sự thật; nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ Cộng Sản Việt Nam từ sáu mươi năm qua vẫn bắt dân chúng chấp nhận thân ái với kẻ thù truyền kiếp của dân tộc qua phương châm 16 chữ vàng là [i]”Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” [/i]do lãnh đạo nước Tàu đưa ra để phát triển quan hệ Tàu – Việt!
Dân chúng trong nước bị chính quyền Cộng Sản tước mất các quyền tự do, trong đó có quyền tự do hội họp và biểu tình ôn hoà, nên có miệng mà đành phải câm! Người Việt ở hải ngoại được hưởng tất cả mọi quyền tự do căn bản làm người trong một xã hội tiến bộ và văn minh. Vậy hãy viết, hãy biểu tình, hãy nêu rõ thủ đoạn hung hăng của Tàu ngang nhiên vẽ đường hải giới lưỡi bò vi phạm “Bản tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002” (Declaration on the conduct of parties in the South China Sea, 2002) do chính Tàu ký kết với 10 nước trong khối ASEAN và “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982” (United Nations Convention on the Law of the Sea, 1982), hãy vạch trần chủ nghĩa bành trướng của nước Tàu cho những người bạn Mỹ và dân chúng các nước yêu tự do trên khắp thế giới biết từ hàng ngàn năm qua, nước Tàu đã và đang tìm cách xâm chiếm, đô hộ, đồng hoá, và tiêu diệt các nước láng giềng, từ Triều Tiên, Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng, Miến Điện, Việt Nam… cho đến Lào và Campuchia.
Những cuộc biểu tình chống Tàu xâm lược nên tổ chức trước Quốc Hội (State Capitol) để tránh gây xáo trộn việc buôn bán, lại gây được sự chú ý của dân chúng, du khách, và viên chức chính phủ.
Nếu chỉ để cảm ơn Thượng Nghị sĩ John McCain ủng hộ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam thì ban tổ chức đã đạt được mục đích; ông Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Arizona vui vẻ tuyên bố chấm dứt cuộc biểu tình và mời mọi người đi ăn trưa ở nhà hàng Peter Wong với giá được bớt chỉ có $8.00 cho mỗi người!
Tôi trở lại xe, nói với bạn, “Tôi mời anh đi quán Da Vàng ăn cơm tấm?”

New Year Songs

NHẠC XUÂN
P. Kim Long

Bài này vốn là đề tài “nhạy cảm,”do vậy, tôi yêu cầu Tòa Soạn đăng tải y nguyên văn và chớ có thêm bớt, như kiểu “vẽ rắn thêm chân” (họa sà thiêm túc) rất “tội” cho bản thân tôi hiện đang sống tại Saigon. Xin đa tạ trước.

Hàng năm cứ sau Tết Dương lịch lối 1 tháng thì khắp nẻo đường đất nước (từ Huế tới Cà Mâu) lại vang lên một số ca khúc mừng Xuân, đôi khi cũng vang lên bản nhạc Happy New Year do ban Abba hát vang rền báo hiệu sắp tới Tết Nguyên đán.
Bản nhạc Xuân và Tuổi Trẻ của nhạc sĩ La Hối (người Việt gốc Hoa) hình như được sáng tác vào năm 1940 nên được đông đảo thanh niên ca hát mừng xuân. Sau đó, tại miền Nam từ năm 1950 trở đi đã xuất hiện một số ca khúc với chủ đề về Xuân và Tết, như: Hoa Xuân (Phạm Duy), Gió Mùa Xuân Tới, Mộng Chiều Xuân (Ngọc Bích), Đón Xuân (Phạm Đình Chương), Xuân Đã Về (Minh Kỳ), Anh Cho Em Mùa Xuân (Nguyễn Hiền)… Hình như có rất nhiều ca khúc với chủ đề về Xuân và Tết mà tôi đã từng nghe qua nhưng không nhớ tên tác giả vì đa số những ca khúc này đều được hát bởi một số danh ca và được dàn dựng bởi một số hãng băng đĩa Audio Video hải ngoại, song sau đó bị bọn đầu nậu trong nước sao chép để bán tràn lan trên toàn quốc. Song tất cả những loại băng đĩa lụi này đã không bao giờ chịu ghi tên nhạc sĩ. Do vậy, khán thính giả chỉ biết tên bài hát và tên ca sĩ trình diễn. Ngoài ra, đa số những đĩa này đều là đồ “lụi” do bọn con buôn trong nước mánh mung làm nhái lại đĩa gốc của Thúy Nga, Làng Văn, Asia… để bày bán tràn lan khắp Việt Nam nên chất lượng xấu (vừa về hình ảnh và âm thanh). Tôi xin tạm ghi tên một số ca khúc về xuân (được trình diễn dưới dạng đĩa Audio CD hay Video CD/DVD) và tôi cũng xin cáo lỗi cùng Nhạc sĩ vì quả thực tôi cũng không biết tên tác giả.
Những tuyệt phẩm hát mừng xuân với nhan đề Cô Thắm Du Xuân (hình như của hãng Thúy Nga): Xuân đã về (Charlie Ngọc Huệ), Đón xuân (Ý Nhi), Xuân gọi (Ngũ Long), Khúc ca xuân (Như Mai), Xuân yêu thương (Ngọc Huệ), Gió mùa xuân tới (Mỹ Lan), Túp lều tình (Khả Tú), Cô Thắm du xuân (Hoài Linh, Thúy Phượng), Đón xuân & nhớ xuân (Hồng Trúc), Chúc xuân (Bích Ngọc, Thúy Anh), Mừng xuân (Phi Nhung, Thanh Hà), Anh còn nhớ mùa xuân (La Sương Sương), Điệp khúc mùa xuân (Tứ ca), Liên khúc mừng xuân (Ngũ Long). Những ca khúc Đón mừng xuân, dưới hình thức VCD, không đề tên hãng đĩa: Đón xuân (Hợp ca), Xuân yêu thương (Ngọc Huệ), Anh cho em mùa xuân (Đài Trang), Mừng xuân (Tứ Quý), Gió mùa xuân tới (Mỹ Lan), Mộng chiều xuân (Kenny Thái), Cô gái xuân thì (Mai Linh), Xuân gọi (Ngũ ca), Thì thầm mùa xuân (Bảo Hân), Khúc nhạc mùa xuân (Tường Nguyên), Đón mừng năm mới (Tú Quyên), Tình xuân (Hợp ca).
Phần nhiều những ca khúc trên được những danh ca như Anh Ngọc, Duy Trác, Thái Thanh, Mộc Lan, Hà Thanh, Lệ Thu, Minh Hiếu … hát vang lên tại miền Nam từ năm 1952 tới 1960 vì đó là thời kỳ tương đối thanh bình: những bản nhạc trên mô tả cảnh tượng trong dịp tết và xuân yên bình với những cảnh sinh hoạt hối hả nhộn nhịp của mọi tầng lớp nhân dân hân hoan đón mừng năm mới trong khi những công viên và vườn tược nở rực hoa tươi và chim chóc bay lượn ngập bầu trời…
Nhưng từ năm 1960 bắt đầu cuộc chiến du kích khốc liệt khiến Đệ Nhất Cộng Hòa phải ban hành lệnh Quân dịch bắt lính để giữ vững đất nước gây nên xáo trộn trong dân chúng làm nhiều nhạc sĩ đã sáng tác những ca khúc liên quan tới chiến sự, cảnh chia ly của vợ chồng trẻ, tình trạng xa gia đình của người cha, người chồng và người con… khiến quân nhân ít được phép về thăm gia đình. Điển hình như bản nhạc Vườn Tao Ngộ (tác giả?) mô tả những chuyến đi thăm nuôi của cha mẹ, vợ, người yêu, anh chị em đi thăm con cái, chồng, người yêu… trong Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, trại Đồng Đế… trong những ngày Chủ nhật; hoặc ca khúc 24 Giờ Phép (tác giả?) mô tả niềm vui tuyệt vời của lứa đôi khi người lính trẻ được về phép thăm người yêu. Rồi bản nhạc Trăm Phần Trăm (tác giả?) đề cập tới tình trạng chiến sự khốc liệt khiến Bộ Tổng Tham Mưu phải ra lệnh cấm trại 100 phần trăm: quân nhân phải sống trong doanh trại không được phép xuất trại … làm nhiều lính trẻ nhớ người yêu, vợ mới cưới… rất tội nghiệp; đặc biệt nhất là khi lệnh cấm trại lại xảy ra vào dịp Tết. Điển hình như đĩa Audio CD của Chế Linh có những ca khúc: Mùa xuân đó có em, Mùa xuân của mẹ, Mùa xuân lá khô, Xuân này con không về, Mùa xuân trông thư em, Tôi sẽ về, Đan áo mùa xuân, Đồn vắng chiều xuân, Tôi chưa có mùa xuân, Xuân tha hương & xuân lạc xứ, Câu chuyện đầu xuân, Nàng xuân chung tình, Ước nguyện đầu xuân.